Bộ trưởng Tài chính Đức: Nước Đức không phải ‘người bệnh của châu Âu’, chỉ là ‘người mệt mỏi chốc lát’
Nhiều tháng qua, cường quốc của châu Âu đã bị gán mác là “người bệnh của châu Âu” và tên gọi này đã làm nảy sinh nhiều tranh cãi.
- 20-01-2024Người Trung Quốc xây cầu ‘đẻ ra tiền’ khiến thế giới ngỡ ngàng: Trồng trụ bê tông cao vượt tháp Eiffel để bắc 2.000 mét thép qua vực sâu
- 19-01-2024Viên ngọc quý trên vương miện công nghiệp Đức lung lay: Đó chưa phải toàn bộ thách thức lớn nhất với đầu tàu kinh tế châu Âu
- 16-01-2024Nước Đức đối mặt với làn sóng phá sản chưa từng có
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner mới đây đã có một phép so sánh mới đối với nền kinh tế đất nước ông. Nhiều tháng qua, cường quốc của châu Âu đã bị gán mác là “người bệnh của châu Âu” và tên gọi này đã làm nảy sinh nhiều tranh cãi.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thuỵ Sĩ, ông Christian Lindner phát biểu: “Tôi biết một số người đang nghĩ rằng nước Đức có thể là một người bệnh. (Nhưng) Đức không phải là một người ốm yếu”.
Ông nhấn mạnh thêm: “Sau một giai đoạn rất thành công kể từ năm 2012 và một năm khủng hoảng này, nước Đức chỉ là người mệt mỏi trong chốc lát”.
Lần đầu tiên Đức bị gán mạc “người bệnh của châu Âu” từ năm 1998. Khi đó, Đức phải đương đầu với những thách thức của một đất nước vừa thống nhất.
Cách so sánh Đức như “người bệnh của châu Âu” xuất hiện trở lại trong năm 2023. Nền kinh tế nước này đã tránh được suy thoái vào cuối năm 2023, nhưng đã giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là vì quốc gia này phải vật lộn với giá năng lượng, lạm phát và lãi suất cao. Sản lượng sản xuất của Đức (không bao gồm xây dựng) đã giảm 2% trong năm 2023.
Bộ trưởng Lindner coi tăng trưởng thấp là một lời cảnh tỉnh và cần cải cách cơ cấu để nền kinh tế thành công trở lại.
Dữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Đức phải đối mặt với tình trạng suy thoái kéo dài. Công ty nghiên cứu Capital Economics dự báo nước này sẽ không tăng trưởng trong năm 2024.
Đức phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngân sách vào cuối năm 2023. Tòa án Hiến pháp phán quyết việc tái phân bổ các khoản nợ chưa sử dụng là bất hợp pháp, vì vi phạm các luật tài chính của đất nước.
Sau các cuộc đàm phán, Đức đã đi đến một thoả thuận ngân sách nhằm đình chỉ áp dụng quy định “phanh nợ” cho đến năm 2024. Chính phủ đang đặt mục tiêu tiết kiệm 17 tỷ euro (18,51 tỷ USD) ngân sách bằng cách cắt giảm chi phí và chấm dứt các khoản trợ cấp gây thiệt hại đến khí hậu.
Phát biểu tại hội thảo WEF về triển vọng kinh tế toàn cầu, ông Lindner nói: “Chúng tôi phải giải quyết các vấn đề nợ và thâm hụt, điều này khiến tôi ... trở thành bộ trưởng cô đơn nhất trong Nội các, nhưng chúng tôi đã thành công trong việc giải quyết các vấn đề nợ của mình”.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường