Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Kinh tế "vườn ao chuồng" của cha ông chính là kinh nghiệm cho kinh tế tuần hoàn
Tại Hội thảo Toàn quốc về Phát triển bền vững 2019, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu: "Nếu nói về kinh tế tuần hoàn, ông cha ta trên thực tế, đã có mô hình "vườn ao chuồng" chính là kinh tế tuần hoàn. Từ đây để nói rằng, dù rất khó nhưng nếu nhìn lại các kiến thức của cha ông thì chúng ta hoàn toàn có thể tiếp cận được".
- 13-09-2019Các "ông lớn" ngành dịch vụ tiêu dùng trong nước chi bạo cho quảng cáo ra sao?
- 12-09-2019Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar: Dữ liệu chính là nguồn dầu mỏ mới!
- 12-09-2019Chủ tịch VCCI: Không chuyển các hộ kinh doanh thành doanh nghiệp mà công nhận các hộ kinh doanh có đăng ký là doanh nghiệp
Theo Liên Hợp Quốc, đến năm 2030, nếu tiếp tục phát triển theo nền kinh tế tuyến tính (dựa vào tài nguyên - sản xuất - tiêu dùng - thải bỏ) thì dù có đạt được thành quả tăng trưởng cũng sẽ dẫn đến khan hiếm, xung đột tài nguyên và nhiều nơi dẫn đến xung đột vũ trang, vấn đề an ninh giữa các quốc gia. Hơn nữa là tài nguyên nước, dịch bệnh thế kỷ, đặc biệt là thảm họa lớn về biến đổi khí hậu, ô nhiễm đại dương,... là vấn đề đặt ra đối với mô hình kinh tế cũ phổ biến ở nhiều quốc gia.
"Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu ở Paris, người ta đã nói phải có một cuộc cách mạng mà tất cả các nguyên thủ và người dân trên thế giới mong đợi, mà không có súng đạn, đạt được sự đồng thuận chống lại kẻ thù lớn nhất của cả thế giới: biến đổi khí hậu" - Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nói tại hội nghị - "Điều này sẽ đặt ra một giai đoạn mới về nền kinh tế trong thế kỷ 21, kỷ nguyên về năng lượng xanh và kỷ nguyên tri thức để làm giàu cho thế giới".
Bộ trưởng đưa ra ba mô hình kinh tế tuần hoàn mang tính chất khái quát, phản ánh xu thế hiện nay. Mô hình kinh tế để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trước hết là mô hình kinh tế tuần hoàn carbon thấp, tiếp theo mô hình kinh tế xanh và tăng trưởng xanh và cuối cùng là mô hình kinh tế carbon thấp.
Mỗi quốc gia khi tham gia vào các mô hình kinh tế này thì sẽ giải quyết được các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên và tận dụng được nguồn nguyên nhiên vật liệu đã qua sử dụng, thay vì tiêu tốn chi phí xử lý và khai thác tài nguyên.
Từ nay đến năm 2030, theo tính toán, nếu chúng ta chuyển hướng theo nền kinh tế tuần hoàn, thì thế giới sẽ tạo ra trên 4,2 nghìn tỷ USD. Hiện nay riêng ở châu Âu mỗi năm 600 tỷ EUR/năm đã được tạo ra nhờ kinh tế tuần hoàn.
Với doanh nghiệp, kinh tế tuần hoàn sẽ giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên, tạo ra cơ hội việc làm và đầu tư mới, giảm chi phí sản xuất và tăng chuỗi cung ứng.
"Chúng ta hết sức vui mừng đã có nhiều doanh nghiệp vì mục tiêu chung tăng trưởng bền vững, có cam kết, đặc biệt là doanh nghiệp thực phẩm, nước uống đã thành lập liên minh tái chế bao bì để tái chế 20 tỷ bao bì một năm" - Bộ trưởng nói. "Chúng ta đã phải nhập nhựa, sắt thép, phế liệu giấy, phải tính toán đến thiếu hụt năng lượng có thể phải nhập dầu thô than đá. Kinh tế tuần hoàn chính là nguồn bổ sung nhiên liệu và thay thế sự khan hiếm".
Có hai việc chính để giải quyết bài toán này là sử dụng tài nguyên dựa trên các công nghệ tiên tiến nhất. Hiệu quả sử dụng nước Việt Nam chỉ bằng 1/5, 1/10 thế giới, nếu không phát triển công nghệ mà sử dụng nước như vậy thì không ổn, trên thực tế là nước hết sức quý giá.
Việt Nam mỗi năm thải ra khoảng 28 triệu tấn rác thải rắn kể từ năm 2009, và dự báo sẽ tăng lên 77 triệu tấn vào năm 2020. Nhiều nước coi rác là tài nguyên và sử dụng đến 95% rác thải này để tái chế.
"Chúng ta cũng đã có nhiều mô hình tiếp cận, cha ông ta có, tri thức bản địa cũng đã có và trên thực tế đã có nhiều mô hình mới hướng tới gần với kinh tế tuần hoàn như mô hình KCN sinh thái Ninh Bình, Cần Thơ, Đà Nẵng,... Các mô hình này đã cho thấy tính hiệu quả về kinh tế" - Bộ trưởng đánh giá.
Bộ trưởng cho rằng, kinh tế tuần hoàn làm thế nào đưa vào luật, chúng ta có mô hình nhưng chưa đưa vào luật cụ thể, chúng ta cũng thiếu doanh nghiệp đủ năng lực về ngành công nghiệp môi trường, và cần thay đổi sang tư duy phát triển kinh tế dựa trên bền vững môi trường.
Trên thực tế nếu chúng ta cam kết, có ý đồ phát triển bền vững thì luôn tạo ra hiệu quả kinh tế. Những thách thức này có thể chuyển thành cơ hội như châu Âu, Hàn Quốc và nhiều nước đã làm.