Bộ trưởng Xây dựng: Nhà xã hội đang mất cân đối cung cầu
Tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng (BXD) đã trả lời chấp vấn về vấn đề nhà ở xã hội đặc biệt nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp và thừa nhận nguồn cung – cầu đang mất cân đối.
- 23-10-2018Tiếp nhận hồ sơ dự án nhà ở xã hội Hope Residences tại Hà Nội
- 10-10-2018Cho vay mua nhà ở xã hội: Vì sao người nghèo vẫn chưa vay được vốn?
- 02-10-2018Cho vay nhà ở xã hội: Nóng vội dễ xảy ra sai sót, sai đối tượng
Trong phiên chất vấn Bộ Xây dựng, đại biểu Ngọ Duy Hiểu cho rằng “Việc giải quyết nhà ở cho người có công, người nghèo đã có kết quả tích cực, nhưng hiện nhà ở cho công nhân nguồn cung còn rất hạn chế. Đề nghị Chính phủ cho biết giải pháp trong thời gian tới”.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh, nhà ở xã hội trong đó nhà ở công nhân cho các khu công nghiệp và các hộ nghèo trong đô thị luôn được chúng ta quan tâm và là trọng tâm trong chính sách phát triển nhà ở quốc gia.
Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà.
Bộ Xây dựng cho biết thêm, trong thời gian qua các cấp các ngành các địa phương đã nỗ lực cố gắng thực hiện và đã thực hiện được 3,8 triệu m2 nhà ở cho công nhân và nhà ở xã hộ trong đó 1,8 tr m2 cho nhà ở đô thị và 2tr m2 cho nhà ở công nhân.
“Theo chiến lược nhà ở quốc gia, so với yêu cầu về nhà ở cho công nhân và nhà ở xã hội mới đạt 3,8 triệu m2 trên 10 triệu m2. Như vậy, thực tế, cung cầu mất cân đối, nguồn cung nhà ở xã hội trong đó nhà cho công nhân các khu công nghiệp đang thiếu gay gắt”, ông Hà nhấn mạnh.
Qua đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đưa ra mộ số phương án để giải quyết các vấn đề về nhà ở xã hội đặc biệt nhà cho công nhân các khu công nghiệp và các hộ nghèo.
Cụ thể, theo ông Hà, để giải quyết vấn đề này, TTCP đã ban hành Chỉ thị 03/2017 về giải pháp thúc đẩy nhà ở, trọng tâm là nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và nhà ở đô thị.
Thủ tướng cũng đã phê duyệt đề án xây dựng thiết chế công đoàn, trong đó có nhà ở cho công nhân do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện. Nếu thực hiện tốt đề án này thì vấn đề nhà ở cho công nhân sẽ có sự chuyển biến mới.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng cần phải bố trí đủ vốn ngân sách nhà nước theo quy định luật nhà ở để hỗ trợ cho những người mua nhà vay, thuê mua nhà ở cho những người công nhân và người nghèo.
Trong kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm vừa qua, số vốn được bố trí chưa đầy 1.200 tỉ đồng, trong khi nhu cầu thực tế là khoảng 9.000 tỉ đồng. “Các đối tượng như công nhân mong muốn có khoản này hỗ trợ để nâng cao khả năng thanh toán thuê mua nhà. Mong Quốc hội quan tâm, Chính phủ cũng đã dự kiến bố trí 2.000-3.000 tỉ vốn dự phòng hàng năm”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến hết quý II/2018, chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị đã hoàn thành 86 dự án, quy mô khoảng 34.700 căn hộ, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 1.735.000m2. Đã hoàn thành 100 dự án chương trình phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp với quy mô khoảng 41.000 căn hộ, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 2.050.000m2. So với cầu thì nguồn cung đang thiếu gay gắt. Ước tính đến 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở và 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở, để đáp ứng nhu cầu này cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ.
Tiền phong