Bộ và các tỉnh họp về vụ cá chết ở bờ biển miền Trung
Buổi họp bắt đầu lúc 13g30 tại UBND tỉnh Hà Tĩnh do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, với sự tham gia của nhiều tỉnh liên quan tình trạng cá chết đồng loạt vừa qua.
- 23-04-2016Đà Nẵng: Dân sợ nhập cá chết, tiểu thương ế ẩm
- 23-04-2016Vụ cá chết: 'Chúng tôi không thể vào kiểm tra KCN Vũng Áng'
- 22-04-2016Bộ Công an vào cuộc vụ cá chết bất thường ở miền Trung
- 22-04-2016Cá chết hàng loạt: Phát hiện váng chất lỏng màu vàng
Ông ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn - chủ trì cuộc họp, có sự tham gia của thứ Trưởng bộ Tài nguyên môi trường Võ Tuấn Ngân.
Theo ông Tám, cuộc họp được tổ chức sau chỉ đạo của Thủ tướng về khắc phục hậu quả, ghi nhận thiệt hại của ngư dân do cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh vào đến tỉnh Thừa Thiên Huế. Có bốn tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế tham gia.
Như PV thông tin, trong quá trình đoàn công tác Bộ NN&PTNT tiếp xúc với các hộ dân bị thiệt hại do cá nuôi lồng bè bị chết trắng hôm 21-4, người dân phản ảnh có một đường ống xả thải ngầm từ dự án Formosa ra đáy biển Vũng Áng. Cho đến 13h55 ngày 23-4, nguyên nhân về việc cá chết chưa được xác định. Người dân thì nghi ngờ do chất thải công nghiệp.
Ngày 22-4, sau khi hoàn tất việc khảo sát, lấy mẫu nước, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - môi trường do tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài dẫn đầu đã đến kiểm tra trực tiếp tại Công ty Điện lực dầu khí Hà Tĩnh (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và tại Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh).
Cá chết trên 250km bờ biển
13g45: Vụ trưởng cục nuôi trồng thủy sản - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Như Văn Cấn báo cáo về tình hình cá chết bất thường trong thời gian qua.
Theo ông Cấn, cá chết xuất hiện lần đầu tiên đầu tiên ở xã Kỳ Lợi, rồi đến Kỳ Hà, Ky Ninh thuộc thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đến ngày 10-4, thì một số ao nuôi tôm ở xã Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh xuất hiện tôm chết đồng loạt do bơm nước biển
Từ ngày 14 đến 16-4 lần lượt xuất hiện cá biển chết tấp vào bờ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
Trước tình trạng đó ngày 19-4 Cục thủy sản đã cử các đoàn làm việc các tỉnh.
Cơ quan chức năng đã thu giữ 42 mẫu cá. Các mẫu đã gửi đi kiểm tra. Đồng thời, Tổng cục hướng dẫn, khuyến cáo người dân không dùng cá chết làm đồ ăn cho người, cho vật nuôi.
Theo ông Cấn, tình trạng cá chết bất thường ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt các ngư dân và những hộ dân kinh doanh thủy hải sản.
Do độc tố trong nước biển
Theo lãnh đạo tỉnh Hà Tỉnh, có thể khẳng định cá chết là do độc tố, nhưng để xác định độc tố là gì thì Hà Tĩnh không có đủ điều kiện để giám định, cần phải các bộ ngành liên quan vào cuộc. Hiện tại người dân gặp rất nhiều khó khăn sau khi cá nuôi, cá tự nhiên chết đồng loạt.
Trước đó, đại diện các Bộ, ngành đã cử các đoàn kiểm tra vào địa phương nhưng cho đến nay nguyên nhân cá chết vẫn chưa được tìm ra hoặc chưa được công bố.
Tại cuộc họp, đại diện tỉnh Quảng Bình cũng cho rằng tuy chưa thống kê cụ thể mức độ thiệt hại nhưng sự việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện tại hầu như các chợ việc kinh doanh về thủy hải sản bị ngưng trệ. Một số tàu biển đánh bắt xa bờ sau khi về phải vào Đà Nẵng bán.
Ngành du lịch Quảng Bình cũng ảnh hưởng rất lớn, các nhà hàng kinh doanh hải sản thưa vắng khách.
Quảng Bình đã báo cáo lên các bộ: nguyên nhân cá chết là do độc tố trong nước biển.
Đại biểu Quảng Trị cũng cho biết: tình hình cá chết ở Quảng Trị cũng có những điểm chung như các tỉnh khác.
Tiếp tục cập nhật
Hệ thống kênh mương xử lý nước thải của Formosa - Ảnh: Văn Định
Tuổi trẻ