Bộ Xây dựng có thể hoàn tất thoái vốn Viglacera vào cuối năm 2019, đầu năm 2020
Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, mức giá 23.000 đồng/cp là giá cơ sở tính vào đầu năm 2019. Chứng thư đợt thoái vốn đợt vừa qua đã hết hạn (hiệu lực 6 tháng). Đợt thoái vốn tới sẽ phải định giá lại trên cơ sở giá của công ty định giá, cũng như giá thị trường để đánh giá lại các tiềm năng của Tổng công ty, từ đó ra quyết định về mức giá cuối cùng.
- 26-06-2019ĐHCĐ Viglacera: Ra mắt tân Chủ tịch HĐQT, lợi nhuận trước thuế có thể vượt mốc 1.000 tỷ đồng trong năm 2019
- 21-06-2019Viglacera (VGC): Kế hoạch lãi trước thuế 950 tỷ đồng; tiếp tục thực hiện lộ trình thoái vốn Nhà nước
- 23-05-2019Viglacera chính thức giao dịch trên HoSE vào ngày 29/5 với giá tham chiếu 19.900 đồng/cp
Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng sẽ triển khai lộ trình thoái toàn bộ phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty Viglacera (VGC).
Trong năm 2018, Bộ Xây dựng đã đăng ký thoái vốn VGC với mức giá 23.000 đồng/cp nhưng không thành công. Năm 2019, Bộ Xây dựng tiếp tục đăng ký với mức giá 23.000 đồng/cp nhưng cũng không thoái hết được lượng chào bán.
Theo đó, trong tháng 4 vừa qua, Bộ Xây dựng đã bán ra 69 triệu cổ phiếu với mức giá 23.000 đồng/cp, tương ứng giá trị 1.587 tỷ đồng cho nhóm cổ đông Gelex (GEX). Sau giao dịch này, Bộ Xây dựng hiện còn nắm giữ 173 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 38,6% cổ phần.
Câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm lúc này là lộ trình thoái toàn bộ vốn của Bộ Xây dựng khỏi Viglacera sẽ diễn ra như thế nào và với mức giá bao nhiêu, liệu có tiếp tục là 23.000 đồng/cp?
Tại ĐHCĐ diễn ra ngày 26/6, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết Viglacera đang hoạt động kinh doanh tại các ngành nghề mà Nhà nước không tiếp tục nắm vốn và sẽ có kế hoạch thoái vốn như quyết định của Chính phủ.
Đầu năm nay, Bộ Xây dựng đã giảm tỷ lệ sở hữu Viglacera xuống 38% và sẽ tiếp tục thực hiện công tác thoái vốn, nhiều khả năng sẽ hoàn tất vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, mức giá 23.000 đồng/cp là giá cơ sở tính vào đầu năm 2019. Chứng thư đợt thoái vốn đợt vừa qua đã hết hạn (hiệu lực 6 tháng). Đợt thoái vốn tới sẽ phải định giá lại trên cơ sở giá của công ty định giá, cũng như giá thị trường để đánh giá lại các tiềm năng của Tổng công ty, từ đó ra quyết định về mức giá cuối cùng. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa chốt được khoảng thời gian cụ thể cho đợt thoái vốn VGC cũng như mức giá khởi điểm.
Hiện tại, nhóm cổ đông Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) đang nắm giữ khoảng 112 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 25%. Số cổ phần mà nhóm Gelex mua vào chủ yếu đến từ nhóm Dragon Capital và mua một phần trong phiên thoái vốn của Bộ Xây dựng.
Tại ĐHCĐ vừa diễn ra, Chủ tịch HĐQT Gelex, ông Nguyễn Văn Tuấn đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT Viglacera. Ngoài ra, bà Đỗ Thị Phương Lan – Phó Chủ tịch Gelex cũng được bầu làm thành viên HĐQT Viglacera.
Theo lãnh đạo Viglacera, Gelex và VGC có điểm chung là vật liệu trong ngành xây dựng. Đây là điểm chung có thể phối hợp với nhau. Bên cạnh đó, sự phối hợp còn diễn ra trong kênh phân phối. Hiện nay, VGC đang nghiên cứu các tấm panel nhẹ (bê tông khí), trong đó làm các đường ống dây điện, nước và qua đó có thể hợp tác với Gelex.
Vật liệu xây dựng không chỉ tiết kiệm, mà còn phải phát điện. VGC đang tính dùng ngói bằng kính, phát điện; Vách bằng kính cũng có thể phát điện. Tuy nhiên, để nghiên cứu các vật liệu này sẽ phải mất vài năm và cần sự phối hợp từ Gelex.
Ngoài ra, quản trị Gelex là quản trị của công ty sản xuất công nghiệp, phù hợp với cách quản trị của Viglacera.
Trí Thức Trẻ