Bộ Y tế lấy mẫu xét nghiệm tại 10 "làng ung thư"
Ngày 27/10, Bộ Y tế đã lấy mẫu xét nghiệm tại 10 "làng ung thư" với tỷ lệ người mắc cao nhất cả nước.
- 25-12-2016Dấu hiệu điển hình nhất của 1 căn bệnh ung thư: Nếu bạn gặp thì phải lập tức đi khám ngay!
- 24-12-2016Nếu vẫn còn FA mùa đông này thì khẩn trương tìm một nửa đi, khoa học chứng minh: Càng cô đơn càng dễ mắc bệnh tim, đột quỵ, ung thư
- 05-07-2016Ngôi làng ung thư cạnh thủ phủ của Formosa ở Đài Loan
Bộ Y tế đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm lại nguy cơ ung thư tại 10 làng ở các địa phương, gồm Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định và Bình Thuận.
Làng Thống Nhất (Hà Nội) nằm trong danh sách 10 "làng ung thư".
Theo điều tra của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh về tình hình thực tế ung thư tại 10 làng có tỷ lệ mắc ung thư cao cho thấy, tỷ lệ người bệnh ung thư tại đây tương đương cả nước, các yếu tố nguy cơ trong giới hạn.
Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của người dân cũng chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi tác nhân có khả năng gây ung thư, chưa có mối liên quan giữa các trường hợp mắc ung thư và chất lượng nước của người dân tại các làng này.
Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nguyên nhân của “làng ung thư” là nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
Bộ Y tế cho biết tới đây sẽ lập Hội đồng khoa học và mời Bộ Tài nguyên - Môi trường trình bày về kết quả điều tra để các thành viên Hội đồng đánh giá.
Theo Bộ Y tế, để đánh giá nguy cơ ung thư tại 10 làng này phải dựa trên hai nhóm chỉ số.
Một là tỷ lệ mắc bệnh tại những nơi này có vượt quá ngưỡng trung bình của khu vực, quốc gia hay không. Hai là dựa vào nhóm nguyên nhân gây ung thư (gồm 4 nhóm nguyên nhân: yếu tố vật lý, bệnh truyền nhiễm (virus HP gây viêm dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày, virus HPV gây bệnh phụ khoa dễ dẫn tới ung thư cổ tử cung, virus viêm gan B nguy cơ gây ung thư gan…), ô nhiễm môi trường và thực phẩm).
Báo giao thông