MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Boeing âm thầm khai tử "Nữ hoàng bầu trời" 747, kết thúc hơn 50 năm tung cánh của chiếc phản lực khổng lồ

03-07-2020 - 13:51 PM | Tài chính quốc tế

Không hề thông báo với nhân viên, nhưng công ty đang dần khai tử dòng máy bay phản lực 747 nổi tiếng, kết thúc 2 thế kỷ hoạt động của dòng máy bay tiên phong có 2 lối đi.

Nguồn tin thân cận tiết lộ, chiếc máy bay 747-8 cuối cùng sẽ được xuất xưởng tại nhà máy ở Seattle trong khoảng 2 năm. Đây là một quyết định chưa được công khai, nhưng có thể sẽ được đề cập trong báo cáo cáo tài chính sắp được phát hành.

Đây chính là một khoảnh khắc mà nhiều người quan tâm đến ngành hàng không từ lâu đã lo ngại, báo hiệu cái kết của dòng máy bay 2 tầng, 4 động cơ đã khuấy đảo cả thế giới. Hiện tại, Airbus cũng đang chuẩn bị chế tạo chiếc A380 cuối cùng, sau khi chiếc cuối cùng được đưa đến nhà máy Toulouse (Pháp) vào tháng trước.

Tuy nhiên, dù đã rất phổ biến với hoạt động vận chuyển hành khách, phiên bản cuối cùng của chiếc 747 và "siêu máy bay" của châu Âu sẽ không còn xuất hiện với mục đích chở khách, khi các hãng hàng không đang chuyển sang sử dụng dòng máy bay 2 động cơ cho các chuyến bay dài. Trong khi 747 tiếp tục được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, thì chiếc A380 có thể sẽ "biến mất" mãi mãi.

Ngoài ra, các dòng máy bay phản lực cũng phải đối mặt với vấn đề khác, đó là đại dịch Covid-19 có thể sẽ khiến các nhà sản xuất gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người mua cho những chiếc máy bay cuối cùng.

Boeing 747 từng được mệnh danh là "nữ hoàng bầu trời", được ra mắt vào năm 1970. Đây là một màn đánh cược táo bạo của Boeing, có thể sẽ giúp thay đổi toàn bộ hoạt động di chuyển nhưng lại khiến công ty gần như rơi vào tình trạng phá sản. Trong chiếc máy bay này, phiên bản để vận chuyển hành khách có cầu thang xoắn ốc, dẫn đến phòng chờ sang trọng. Còn phiên bản vận tải có mũi rộng có thể mở ra để chưa ô tô hay thiết bi khoan dầu. Trong nhiều thập kỷ, Boeing ghi nhận tới 1.571 đơn hàng cho 747 – chỉ đứng sau Boeing 777 đối với dòng máy bay thân rộng.

Trong khi đó, chiếc A380 có sức chứa tới 853 hành khách và là chiếc máy bay phản ánh tham vọng lớn lao của hãng sản xuất may bay châu Âu. Tuy nhiên, đến năm 2007, các hãng hàng không đã thay đổi và muốn sử dụng những chiếc may bay nhỏ hơn, ít tốn nhiên liệu hơn.

Boeing âm thầm khai tử Nữ hoàng bầu trời 747, kết thúc hơn 50 năm tung cánh của chiếc phản lực khổng lồ - Ảnh 1.

Số đơn đặt hàng cho các dòng máy bay phản lực lớn đã sụ giảm trong thập kỷ qua.

Được thúc đẩy phát triển bởi Joe Sutter – một kỹ sư nổi tiếng đã dẫn dắt kế hoạch chế tạo 747, nhà chế tạo máy bay đã quyết định phát triển một phiên bản nâng cấp có giá thành thấp hơn của máy bay 4 động cơ, nhằm cạnh tranh với A380. Theo Richard Aboulafia – nhà phân tích của Teal Group, chiến lược này sẽ thành công nếu 747-8 không gặp khó khăn do những sai lầm trong quản lý, ngân sách bị thổi phồng và gặp vấn đề trong việc đáp ứng thời hạn.

Kể từ năm 2016, công ty có trụ sở tại Chicago đã mất khoảng 40 triệu USD cho mỗi chiếc 747, khi chiếc máy bay này khiến hoạt động sản xuất trở nên chậm chạp hơn, họ chỉ sản xuất 6 chiếc máy bay/năm, Sheila Kahyaoglu – nhà phân tích của Jefferies, ước tính. Được sử dụng là tàu bay chở hàng, chi phí kế toán của 747-8 mà Boeing ghi nhận là 4,2 tỷ USD. Năm 2017, đơn đặt hàng cuối cùng với mục đích chở khách của dòng này là vào năm 2017, cho 1 chiếc Air Force One.

Aboulafia nhận định, dù ngừng sản xuất nhưng 747 vẫn tiếp tục được sử dụng trong vài thập kỷ. Tuy nhiên ông lại không dự báo về điều này đối với A380. Ông nói: "A380 sẽ có ‘vòng đời’ ngắn nhất trong mọi loại máy bay từ trước đến nay. Tôi sẽ rất bất ngờ nếu A380 tiếp tục bay vào năm 2030."

Trong khi đó, Airbus lại phủ nhận điều này và cho biết: "Chúng ta vẫn sẽ chứng kiến A380 tiếp tục bay trong nhiều năm."

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh cái kết cho những dòng máy bay từng nổi danh này do việc đi lại bị gián đoạn. Khi hoạt động di chuyển được dự đoán sẽ không thể hồi phục cho đến giữa thập kỷ này, các hãng bay đang dần loại bỏ tàu bay cũ và loại 4 động cơ để tiết kiệm chi phí. Credit Suisse ước tính, khoảng 91% máy bay 747 và 97% máy bay A380 đang "đắp chiếu".

A380 đã tiêu tốn của Airbus khoảng 20 tỷ euro (23 tỷ USD), con số này chỉ đủ để hòa vốn hoặc tạo lợi nhuận chỉ trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2015, công ty Agency Partners ước tính. Chỉ với 251 chiếc được bán kể từ khi sản xuất đến nay, Airbus không bao giờ đạt được hiệu quả đi kèm với sản xuất ở quy mô lớn.

Trong khi đó, Boeing đã chuẩn bị trong nhiều năm để giảm quy mô của chương trình sản xuất 747 và đội sale của công ty cũng giới thiệu đến khách hàng về phiên bản chở hàng của 777X. Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra, nó sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng của máy bay 2 động cơ lớn nhất trong dòng sản phẩm của Boeing.

"Điềm báo" về cái kết của dòng máy bay mang tính biểu tượng 747 của Boeing đã xuất hiện trong báo cáo tài chính đầu năm nay. Khi đó, Boeing cho biết: "Với tốc độ chế tạo một nửa chiếc máy bay mỗi tháng, chương trình của 747-8 có hơn 2 năm sản xuất trước khi hoàn thành đầy đủ đơn đặt hàng của khách hàng hiện tại. Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra quyết định đúng đắn đến duy trì dây chuyền sản xuất luôn lành mạnh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng."

Tham khảo Bloomberg

Lục Lam

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên