"Bội thực" văn nghệ đám cưới: Hát một chút thì vui, hát 3 ngày hết vui
Hát hò là phần không thể thiếu để góp vui trong đám cưới, nhưng cái gì nhiều quá cũng không tốt.
- 23-10-20227 thực phẩm có hại cho não bộ mà bạn vẫn tiêu thụ hàng ngày
- 22-10-2022Gia Cát Lượng từng có 3 lời tiên tri sấm truyền, kết quả chuẩn xác sau 2.000 nghìn năm khiến hậu thế kinh ngạc
- 22-10-2022'Anh công nhân đóng phim' Doãn Quốc Đam: 'Tắc kè hoa' trên màn ảnh, ngoài đời hạnh phúc viên mãn
- 22-10-2022Đời người có tứ đại thiên quy và 7 định luật bảo toàn, thuận theo thì sớm thành công, cố chống đối thì mãi xoay xở đến già
- 22-10-2022Không nghe lời vợ, người đàn ông bất chấp nuôi loài cá cho trứng quý: "Đầu tư 1 lời 100", lãi hơn 200 tỷ đồng mỗi năm
- 22-10-2022Mùa cao điểm mua sắm của dân Ấn Độ lộ diện vấn đề còn tồn tại từ đại dịch: Người giàu chi "phóng tay", người nghèo chật vật tiết kiệm
Từ trước đến nay, văn nghệ là tiết mục không thể thiếu trong đám cưới. Nó giúp tạo bầu không khí vui vẻ, sôi động cho một lễ cưới truyền thống. Ngoài ra, khi âm nhạc đúng gu của người tham dự, sẽ càng làm cho cảm xúc của khách mời được thăng hoa. Văn nghệ hay thì không sao, chỉ ngán ngẩm nhất là những tình huống dở khóc dở cười xảy ra vì một số phần trình diễn như "tra tấn" khách mời và diễn ra trong một thời gian dài.
Đáng nói nhất, khi đám cưới được tổ chức trong những không gian mở như sân nhà, sân phơi (thường ở vùng quê), âm thanh phát ra từ bữa tiệc gây ảnh hưởng không nhỏ đến những người sống xung quanh.
Với người trẻ, họ nghĩ gì về phần văn nghệ trong đám cưới? Có cần thiết phải bỏ bớt những tiết mục không đảm bảo chất lượng hay không? Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ sau đây!
Hát từ 8h sáng đến 11h đêm: Hàng xóm mất ngủ
Tùng Dương (1994, Hải Phòng) chia sẻ: "Đối với một số người, họ thích sự vui vẻ mà âm nhạc mang đến. Bản thân mình cũng thế, nhưng ồn ào quá lại khiến mình có cảm giác bực bội. Nếu không tham gia đám cưới đó, mà là người ngoài cuộc sẽ rất bị ảnh hưởng, như giấc ngủ chẳng hạn, vì đám cưới ở quê tan rất muộn. Những người trong cuộc có thể sẽ không biết được họ đang làm phiền mình, điều này cũng không trách ai cả, vì đám cưới ai cũng sẽ muốn vui vẻ".
Ngoài những chia sẻ của Tùng Dương khi bị làm phiền bởi màn văn nghệ đám cưới, thì Duy Khanh (1998, TP.HCM) đưa ra ý kiến rằng: "Mình chỉ ước sao nhạc đám cưới chỉ phát vào buổi sáng thì tốt biết bao. Vì buổi sáng nghe nhạc sẽ cảm thấy được nâng cao tinh thần, cũng không bị làm phiền vì đa phần mọi người đều đi làm buổi sáng. Nhưng đáng tiếc, là ở quê mình thường chơi nhạc vào ban đêm, tầm 8h - 11h đêm, rất muộn và ồn, gây ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi".
Duy Khanh (1998, TP.HCM)
Hay như Giang Lê (2000, Thanh Hóa) chia sẻ, dù là một Gen Z yêu âm nhạc nhưng cô bạn cũng không chịu nổi cảnh phải nghe nhạc đám cưới tận 3 ngày liên tiếp: "Vẫn nhớ một cái đám cưới khiến mình phải có định kiến với âm nhạc. Tổ trưởng khu phố nhà mình tháng trước, có tổ chức đám cho con gái đầu. Bình thường ở quê tổ chức đám cưới sẽ mượn đường của thôn, xóm, mọi người cũng rất tạo điều kiện. Tuy vậy, đám cưới diễn ra trong 3 ngày liên tục, nhạc xập xình và nghe rất đau tai, vì nhà mình ngay đó. Liên tục từ 5h sáng đến 23h đêm mọi người ăn uống hát hò. Có rất nhiều người ở đám cưới muốn thể hiện những giọng hát nội lực, lần lượt góp vui bằng những tiết mục văn nghệ. Mới đầu còn thấy vui vui vì có những phút giây hàng xóm vui vẻ cùng nhau, nhưng liên tục những ngày sau mình thấy khó chịu vô cùng".
Giang Lê (2000, Thanh Hóa)
Văn nghệ dù hay đến đâu, cũng nên có điểm dừng đúng lúc
Duy Khanh không thoải mái mỗi khi dự đám cưới mà phải ngồi quá lâu để xem hết tiết mục văn nghệ: "Mình tôn trọng tất cả thể loại âm nhạc đã từng được nghe. Nghe 1 - 2 bài có lẽ vẫn thấy hay, xem vài tiết mục đầu vẫn thấy vui vui. Nhưng kéo dài tận đến nửa đêm thì mọi chuyện lại khác.
Mình thấy mọi người càng biểu diễn càng hăng, như là chẳng có điểm dừng vậy. Thêm chén bia chén rượu nữa thì ôi thôi, thật sự là hơi nhức nhức cái đầu nhiều chút. Nhiều khi đang nghe đoạn êm êm, mọi người lại hú hét om sòm 1 hồi khiến mình giật mình. Đám cưới bạn bè thì làm sao bỏ về giữa chừng được, nên phải ngồi vài tiếng để nghe khiến tai mình mệt mỏi".
Mình tôn trọng tất cả thể loại âm nhạc đã từng được nghe, nhưng mỗi khi về quê ăn đám cưới bạn bè, đều khiến mình hơi căng não.
Không phải chỉ mỗi Duy Khanh cảm thấy văn nghệ đám cưới cần được cải thiện hơn, Giang Lê cũng đưa ra quan điểm rằng, ước gì loa đám cưới có âm lượng nhỏ lại một chút lúc về đêm: "Thật sự là ai đã từng nghe loa đám cưới đậm rùm beng bên tai mới hiểu cảm nhận của mình. Càng về đêm, màn văn nghệ đám cưới sẽ càng hăng hơn lúc đầu, vì khi này mọi người đều có men rượu.
Những lúc như thế, mình chỉ muốn chạy ra vặn nhỏ loa lại một chút. Ngoài những bài nhạc xập xình inh ỏi, thì những tiết mục cây nhà lá vườn cũng gây não nề chẳng kém cạnh. Có nhiều đám cưới, an ninh tổ còn phải vào đề nghị giải tán vì hoạt động quá nửa đêm. Dù văn nghệ có hay đến đâu, mình nghĩ cũng nên có điểm dừng đúng lúc. Không thì sẽ làm phiền đến mọi người xung quanh rất nhiều".
Dù văn nghệ có hay đến đâu, cũng nên có điểm dừng đúng lúc.
Ở vị trí nhà có bé nhỏ, Tùng Dương cho biết rằng có hôm em bé ở nhà giữa đêm giật mình rồi khóc, vì lỡ có ai đó hét ầm trên loa: "Thật, nhiều khi nghĩ cũng bực nhưng cũng có phần hài hước. Có lần, khoảng gần 12h đêm gì đó, bé con nhà mình đã chìm giấc nồng. Mà không biết có ông nào ngoài đám cưới tự nhiên hét vào loa, bé nhà mình mới giật mình tỉnh giấc, rồi khóc um sùm. Ai có con nhỏ sẽ hiểu, giật mình dậy giữa đêm thì khó dỗ, con lại đòi mẹ khiến mình phải gọi vợ dậy.
Quả thực khi đó bực mình, chỉ muốn chạy ngay ra đám cưới kêu mọi người giải tán. Nhưng vì giữa đêm rồi, mình chỉ nhắn tin phàn nàn với bảo vệ ở khu. Được lúc sau thì có vẻ màn văn nghệ mới đến hồi kết. Tuy mình hiểu rằng lâu lâu mới có dịp mọi người rôm rả, nhưng đến giờ nghỉ ngơi rồi mình nghĩ là nên giải tán, hoặc yên tĩnh một chút để không làm phiền ai".
Biết rằng đám cưới là ngày vui và ca hát là nhu cầu cá nhân của mỗi người, nhưng trên hết, dù trong bất kỳ cuộc vui nào, cũng nên nghĩ đến cảm nhận của người xung quanh.
Phụ nữ Việt Nam