“Bom nợ” Evergrande và những công trình hàng đầu thế giới
Evergrande là tập đoàn phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc, nằm trong nhóm Global 500 – tức một trong những doanh nghiệp lớn nhất thế giới nếu tính theo doanh thu.
- 21-09-2021“Quả bom nợ” Evergrande đu trend xe điện: Chưa bán được chiếc nào vẫn có định giá 87 tỷ USD, nhân viên được khuyến khích đi bán nhà thay vì bán xe
- 21-09-2021Từ vụ Evergrande, nghĩ về câu nói kinh điển của tỷ phú Mỹ: Nợ ngân hàng 100 USD là vấn đề của bạn, nhưng nợ 100 triệu USD lại là vấn đề của ngân hàng
- 21-09-2021Chân dung Evergrande - 'quả bom' nợ 300 tỷ USD của Trung Quốc: Tập đoàn BĐS nhưng tập tành làm xe điện để rồi thua lỗ triền miên, tương lai bất định
Được niêm yết tại Hồng Kông và có trụ sở tại TP Thâm Quyến ở phía Nam của Trung Quốc, Evergrande thuê khoảng 200.000 lao động. Tập đoàn này còn gián tiếp góp phần duy trì hơn 3,8 triệu công việc mỗi năm.
Evergrande được sáng lập bởi tỉ phú tự thân Hứa Gia Ấn, người từng là một trong những tỉ phú giàu nhất Trung Quốc. Tính đến thời điểm 16-9, theo Business Insider, tài sản của ông Hứa đã bốc hơi 16 tỉ USD. Tạp chí Forbes ước tính ông Hứa hiện sở hữu khối tài sản ròng 10,6 tỉ USD.
Ông Hứa Gia Ấn. Ảnh: Reuters
Ông Hứa thành lập Evergrande ở Thâm Quyến vào năm 1996 và bắt đầu với tài sản giá thấp ở các thị trường nhỏ. Tập đoàn này thành công nhờ phát triển các công trình nhà ở. Evergrande khẳng định họ "sở hữu hơn 1.300 dự án tại hơn 280 thành phố" trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, tham vọng của họ không chỉ gói gọn trong lĩnh vực này.
Ngoài nhà ở, Evergrande còn đầu tư vào lĩnh vực xe điện, thể thao và công viên giải trí. Tập đoàn này thậm chí còn kinh doanh thực phẩm và nước uống, bán nước đóng chai, đồ tạp hóa, sản phẩm làm từ sữa cùng những mặt hàng khác trên khắp Trung Quốc.
Những dự án chung cư cao tầng chưa được hoàn thiện của Evergrande tại TP Lạc Dương, tỉnh Hà Nam - Trung Quốc ngày 16-9. Ảnh: Reuters
Vào năm 2010, Evergrande mua một đội bóng, hiện có tên là CLB Quảng Châu Evergrande. Kể từ đó, CLB này đã xây dựng một trong những trung tâm đào tạo bóng đá hàng đầu thế giới, ngốn khoảng 185 triệu USD của Evergrande.
Quảng Châu Evergrande tiếp tục hướng đến những kỷ lục mới, trong đó có sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới. Dự án 1,7 tỉ USD này dự kiến hoàn thành vào năm 2022, với sức chứa 100.000 khán giả.
Dự án sân vận động 1,7 tỉ USD của Evergrande. Ảnh: Construction Review Online
Ảnh: Construction Review Online
Evergrande còn phát triển du lịch thông qua công viên giải trí Evergrande Fairyland. Tập đoàn này cũng đã công bố một công trình khổng lồ mang tên Đảo Hoa Đại Dương ở Hải Nam, tỉnh nhiệt đới thường được ví von là "Hawaii của Trung Quốc".
Dự án này bao gồm một hòn đảo nhân tạo với các trung tâm thương mại, viện bảo tàng và công viên giải trí. Theo báo cáo thường niên gần đây nhất của Evergrande, Đảo Hoa Đại Dương đã bắt đầu đón khách theo khuôn khổ của một chương trình thử nghiệm vào đầu năm nay để hướng đến kế hoạch mở cửa toàn diện vào cuối năm 2021.
Công trình du lịch Đảo Hoa Đại Dương ở tỉnh Hải Nam - Trung Quốc. Ảnh: Laboratory for Visionary Achitecture
Ảnh: SCMP
Trùm bất động sản Trung Quốc mất gần 80% tài sản trong 1 ngày
Tài sản của ông Zhang Yuanlin - chủ tịch Tập đoàn Sinic Holdings (trụ sở TP Thượng Hải – Trung Quốc) đã bốc hơi hơn 1 tỉ USD, xuống còn 250,7 triệu USD trong ngày 20-9.
Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh nỗi lo liên quan đến sự sụp đổ của Evergrande khiến thị trường chứng khoán Hồng Kông hoảng loạn. Công ty của ông Zhang phải tạm ngưng giao dịch trên sàn Hồng Kông vào chiều 20-9, sau khi giá cổ phiếu của họ giảm 87%.
Ông Zhang Yuanlin. Ảnh: Asia Financial
Người Lao động