BS Trương Hữu Khanh: Xét nghiệm "vàng" để chẩn đoán COVID-19 là xét nghiệm PCR
Hiện nay, nhiều người quan tâm đó là để biết chính xác mình có bị COVID-19 hay không thì cần phải phết hầu họng. Nhưng vẫn có âm tính và trong 14 ngày người đó vẫn phải cách ly.
- 06-08-2020Nữ nhân viên công ty Trường Sinh tình nguyện hiến huyết tương điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 nặng, nguy kịch
- 06-08-2020Hồi phục sau thời gian dài chiến đấu với Covid-19, vị bác sĩ già nhất Vũ Hán quay trở lại làm việc sau 5 tháng
- 06-08-2020Cha đẻ "ATM gạo" lần đầu cho ra đời "ATM khẩu trang" miễn phí cho bà con Sài Gòn phòng dịch Covid-19
Phải PCR mới chính xác
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – trưởng khoa Nhiễm 1, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM hiện nay trên thế giới, để chẩn đoán người đó có nhiễm COVID-19 hay không đều sử dụng xét nghiệm PCR qua phết họng. Đây được coi là xét nghiệm vàng trong dịch COVID-19.
Sở dĩ phải làm phết họng mới chính xác vì tải lượng virus SARS-COV-2 tồn tại trong họng mới đủ để xác định người đó có khả năng lây nhiễm hay không.
Khi có kết quả xét nghiệm sẽ xảy ra hai trường hợp:
Thứ nhất, kết quả dương tính với virus, trong họng có virus và qua nói chuyện, ho... có thể phát tán ra môi trường. Lúc này người bệnh có khả năng lây lan cho cộng đồng. Với những bệnh nhân này đều phải tìm lịch trình. Lịch trình của bệnh nhân rất quan trọng, có thể giúp các nhà dịch tễ khoanh vùng cách ly F1, xét nghiệm cho người có nguy cơ cao.
BS Khanh cho biết về giá trị các xét nghiệm của dịch COVID-19.
Thứ hai, trường hợp âm tính tức là không có virus ở họng. Có thể bạn không bị bệnh hoặc có thể thời điểm đó chưa đủ tải lượng virus nên vẫn cho kết quả âm tính. Trường hợp này đến lúc đủ tải lượng virus thì sẽ dương tính. Vì thế, có trường hợp 2, 3 lần xét nghiệm phết họng không thấy có virus nhưng gần hết cách ly làm phết họng lại thấy có virus ở họng.
Chính vì vậy, người ta mới khuyến cáo những người đó tiếp xúc với F0 có thời gian 14 ngày để ủ bệnh. Có trường hợp 10 ngày vẫn âm tính nhưng từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 14 vẫn có thể phát tán virus. Vì vậy, cần xét nghiệm khi đủ 14 ngày cách ly tập trung và yêu cầu họ cách ly ở nhà thêm 14 ngày nữa.
Ví dụ ở Đà Nẵng hiện nay, chúng ta đã bao vây cách ly bệnh viện. Nhưng những ca ở ngoài cộng đồng nếu bản thân họ không biết đang mang virus và vẫn đi lại, sinh hoạt, tiếp xúc bình thường thì rất nguy hiểm. Vì vậy, cần làm PCR để "bắt" được F0.
Nếu một người khi làm PCR dương tính, F1 là người tiếp xúc gần, trực tiếp sẽ cách ly tập trung.
Còn những người dương tính chỉ đi ngang qua như đi siêu thị, đi nhà hàng, chợ thì những người đến đó chỉ cần theo dõi sức khoẻ tại nhà. BS Khanh cho biết hiện nay trên thế giới hay Việt Nam đều được khuyến cáo làm như vậy và ở giai đoạn 1 chúng ta đã thành công.
Từ Đà Nẵng về là F mấy?
Theo bác sĩ Khanh, có F1 là những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì đã được đưa đi cách ly tập trung. Còn đối với những người đi từ Đà Nẵng về cũng có thể coi là F1 không rõ nguồn lây nên người ta khuyến cáo nên tự cách ly ở nhà và xét nghiệm PCR mới chuẩn.
Vì vậy, những người này để xác định có bệnh hay không vẫn phải làm PCR. Còn xét nghiệm huyết thanh (test nhanh) không hiệu quả bởi vì khi con virus vào trong người cần thời gian huy động tạo kháng thể và theo nghiên cứu thì phải 7 ngày mới có. Nếu tiếp xúc chưa đủ 7 ngày thì có thể âm tính.
Vì thế, qua 7 ngày có người xét nghiệm lại thì virus ở họng đã có. Hơn nữa, những virus ở họng thì tạo kháng thể trong máu lâu hơn những virus khác như virus do sốt xuất huyết muỗi đốt và xét nghiệm có lên kháng thể ngay.
Ngoài ra, xét nghiệm nhanh cho người ở Đà Nẵng về không có lợi để cách ly. Dù kết quả xét nghiệm âm tính thì người bệnh vẫn phải cách ly tập trung đủ 14 ngày. Vì vậy bác sĩ Khanh cho biết không cần làm test nhanh.
Đối với xét nghiệm group test, theo bác sĩ Khanh, xét nghiệm group test để đỡ tốn thời gian xét nghiệm trộn mẫu của 5 người vào xét nghiệm nếu âm tính thì cả 5 người đó âm tính. Ngày trước người ta đã dùng để xét nghiệm cho bệnh nhân HIV.
Nếu trong nhóm có 1 người dương thì nhóm người này test phết lại từng người. Ở Đà Nẵng vẫn làm group test được nhưng kỹ thuật này cần có các chuyên gia về sinh học phân tử đảm nhiệm.
Nói về dịch ở Đà Nẵng, bác sĩ Khanh cho biết cao trào có thể tới trong vòng 10 ngày tới nếu mình làm tốt sẽ chững lại còn không làm tốt thì sẽ tăng lên nhanh và khó kiểm soát hơn. Vì vậy, đây được xem là giai đoạn vàng để Việt Nam không chế dịch ở Đà Nẵng.
Pháp luật và bạn đọc