MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

BSC: Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của HPG có thể vượt 36.000 tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ thép tăng cao

BSC: Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của HPG có thể vượt 36.000 tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ thép tăng cao

BSC dự báo tổng sản lượng tiêu thụ thép nội địa của HPG sẽ tăng 9,5% trong năm 2022.

Trong một báo cáo cập nhật ngày 3/3, Chứng khoán BIDV (BSC) đưa ra quan điểm tích cực về triển vọng tăng trưởng Tập đoàn Hoà Phát (mã HPG) nhờ hưởng lợi nhiều yếu tố.

Thứ nhất, BSC đánh giá dư địa tăng trưởng sản lượng tiêu thụ thép vẫn duy trì ở mức cao. Cụ thể, theo dự báo tăng trưởng tổng sản lượng của ngành thép trong năm 2021 đạt 16,6%, nhưng tăng trưởng tiêu thụ nội địa chỉ đạt 5% do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong đó thép xây dựng (-10%) và thép ống (-16%) chịu tác động mạnh nhất. Tuy nhiên, BSC cho rằng thị trường nội địa vẫn là thị trường tiêu thụ chính của ngành thép. Do đó, nhu cầu trong nước phục hồi tổng giúp sản lượng tiêu thụ thép của HPG dự báo  tăng 8,7% trong năm 2022. 

BSC: Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của HPG có thể vượt 36.000 tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ thép tăng cao - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, nhóm phân tích cũng kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ thép nội địa tăng trưởng trở lại, ước tăng 13,4% so với cùng kỳ trong năm 2022 nhờ động lực từ chính sách đẩy mạnh giải ngân đầu tư công của Chính phủ. 

Cụ thể, trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội năm 2022 - 2023 với quy mô 347 nghìn tỷ đồng vừa được Quốc hội thông qua, nguồn vốn phân bổ cho phát triển kết cấu hạ tầng lên tới 113 nghìn tỷ đồng (1,3% GDP), tập trung cho các dự án giao thông trọng điểm như cao tốc Bắc – Nam phía Đông, các dự án kết nối vùng, KCN, cảng biển… Do đó, BSC cho rằng giải ngân đầu tư công năm 2022 có thể tăng 15%, giúp kích thích nhu cầu tiêu thụ thép trong nước.

BSC: Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của HPG có thể vượt 36.000 tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ thép tăng cao - Ảnh 2.

Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu thép trong năm 2022 có thể sẽ khó khăn hơn do nguồn cung tăng khi các nước phục hồi sản xuất sau khi kiểm soát được dịch bệnh. Áp lực cạnh tranh gia tăng, đặc biệt từ Trung Quốc - nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới - khiến mức chênh lệch giá thép giữa Việt Nam và các thị trường nhập khẩu lớn thu hẹp dần. BSC dự báo sản lượng xuất khẩu thép  tăng 5% , tổng sản lượng nội địa và xuất khẩu  tăng 10% trong năm 2022.

Chứng khoán BSC cho rằng HPG là doanh nghiệp được hưởng lợi khi thị trường tiêu thụ nội địa phục hồi nhờ: (1) thị phần tiêu thụ nội địa dẫn đầu toàn ngành (32,5% về thép xây dựng và 24,8% về ống thép) và (2) khả năng mở rộng công suất nhà máy tại KLH Dung Quất thêm 10%-15% (tương đương sản lượng tăng thêm 760.000 tấn). Theo đó, BSC dự báo tổng sản lượng tiêu thụ thép nội địa của HPG tăng 9,5% trong năm 2022.

Thứ hai, BSC nhận định biên lợi nhuận gộp mảng thép có thể tiếp tục duy trì. Theo đó, việc sở hữu quy trình sản xuất thép khép kín và lợi thế quy mô sản xuất lớn, HPG có khả năng duy trì biên lợi nhuận ở mức tương đương năm 2021. BSC dự báo giá bán thép bình quân năm 2022 giảm 10% so với cùng kỳ, dựa trên giả định: (1) giá quặng sắt tiếp tục giảm mạnh 20% và (2) giá than cốc duy trì đà tăng10%  so với cùng kỳ.

Quặng sắt (ước tính chiếm ~50% chi phí NVL sản xuất thép của HPG): Giá quặng sắt thế giới phụ thuộc vào nguồn cung từ các quốc giá xuất khẩu lớn như Úc, Brazil và nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc. Tuy giá quặng sắt đã bật tăng mạnh 25% kể từ đầu năm 2022 nhờ lực mua từ các nhà sản xuất thép tại Trung Quốc, song công ty chứng khoán này kỳ vọng giá quặng sắt sẽ giảm 20% ở mức khoảng 120 USD/tấn, do tính tới khả năng sản xuất thép tại Trung Quốc phục hồi.

Than cốc (cấu thành khoảng 30% giá thép): BSC cho rằng giá than cốc trong năm 2022 sẽ vẫn ở mức cao tăng 10% do nguồn cung khai thác mới bị hạn chế bởi các cam kết bảo vệ môi trường, trong khi nhu cầu than tại Trung Quốc tăng mạnh để giải quyết tình trạng thiếu điện hiện nay.

BSC: Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của HPG có thể vượt 36.000 tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ thép tăng cao - Ảnh 3.

Thứ ba, định giá khá rẻ để tích luỹ

Theo phân tích từ BSC, cổ phiếu HPG đang được giao dịch ở mức định giá tương đối thấp (PE = 6,2x) trong lịch sự giao dịch của cổ phiếu này do thị trường có những quan ngại nhất định về triển vọng lợi nhuận năm 2022 và HPG cũng bước vào giai đoạn đầu tư tài sản cố định lớn cho dự án Dung Quất 2, với mức vốn dự kiến 85.000 tỷ đồng, bao gồm 70.000 tỷ đồng vốn cố định và 15.000 tỷ đồng vốn lưu động. 

BSC: Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của HPG có thể vượt 36.000 tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ thép tăng cao - Ảnh 4.

BSC cho rằng cho rằng mức định giá PE = 6,2x đủ rẻ để mua tích lũy vì: (1) Lợi nhuận ròng duy trì ở mức cao nhờ lợi thế về quy mô sản xuất lớn và doanh thu tài chính từ nguồn tiền mặt dồi dào. (2) Sức khỏe tài chính của HPG giai đoạn này tốt hơn nhiều so với giai đoạn năm 2018 khi đầu tư xây dựng Dung Quất GĐ1. (3) Dung Quất GĐ2 đi vào vận hành kể từ năm 2024 sẽ giúp định giá lại cổ phiếu HPG với mức PE cao hơn.

Từ những phân tích trên, BSC dự báo doanh thu thuần năm 2022 của HPG giảm 3,1% xuống 145.041 tỷ đồng và LNST tăng 4,8% lên 36.202 tỷ đồng.

https://cafef.vn/bsc-loi-nhuan-sau-thue-nam-2022-cua-hpg-co-the-vuot-36000-ty-dong-nho-san-luong-tieu-thu-thep-tang-cao-20220303214827259.chn

Minh Minh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên