BSC: Tập trung vào các cổ phiếu Bluechip có kết quả kinh doanh khả quan chưa được dòng tiền chú ý
BSC dự báo thanh khoản thị trường dao động ở mức 14-15 nghìn tỷ/phiên trong kịch bản VN-Index tích lũy và tăng nhẹ hướng đến vùng 1.150 – 1.160 điểm.
- 12-07-2023Công ty mẹ PHR báo lãi quý 2 đạt 83 tỷ đồng, cao gấp 9 lần cùng kỳ năm trước
- 12-07-2023Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 12/7
- 12-07-2023Tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ phục hồi trong nửa cuối năm, 6 nhóm ngành phù hợp đầu tư trung, dài hạn
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán BSC cho rằng mặc dù cuộc chiến chống lạm phát dù đã đạt được những bước tiến đáng kể nhưng vẫn ở mức cao và còn cách khá xa so với mục tiêu kỳ vọng, chủ tịch các NHTW lớn trên thế giới tiếp tục phát đi các tín hiệu cho thấy môi trường lãi suất cao sẽ tiếp tục duy trì và có thể sẽ có những đợt nâng lãi suất tiếp theo trong các cuộc họp chính sách trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, chủ tịch FED kỳ vọng sẽ nâng lãi suất thêm ít nhất 2 lần nữa trong năm 2023 – điều này xóa bỏ kỳ vọng về việc đảo chiều chính sách của FED trong năm nay tuy nhiên đây cũng là tín hiệu cho thấy đỉnh lãi suất đang đến rất gần mặc dù môi trường lãi suất cao và lạm phát còn dai dẳng sẽ khiến rủi ro với nền kinh tế càng lớn.
Điều này sẽ tiếp tục gây sức ép lên tỷ giá USD/VND trong nước cho nửa cuối năm 2023. Mặt khác, động thái tiếp tục hạ lãi suất của NHTW Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang nỗ lực hành động để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau khi có những tín hiệu cho thấy sự giảm tốc và các thách thức lớn mà nền kinh tế đang phải đối mặt sau giai đoạn hậu Covid.
Tuy nhiên, BSC dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP Q2/2023 sẽ khả quan hơn cùng với các quyết sách mới của Chính phủ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra – được kỳ vọng sẽ tạo đà tăng trưởng cũng như mang lại triển vọng cho nền kinh tế thế giới trong giai đoạn sắp tới.
Đội ngũ phân tích đưa ra hai kịch bản cho thị trường chứng khoán trong tháng 7.
Trong kịch bản 1 , số liệu vĩ mô quý 2 tiếp tục cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế, sự kỳ vọng vào những động thái quyết liệt hơn của Chính phủ trong 6 tháng cuối năm và các tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng, kích thích nhu cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp bắt đầu được cụ thể hóa, thẩm thấu vào nền kinh tế.
Mặt khác, áp lực bán ròng của khối ngoại tiếp tục giảm bớt bên cạnh tâm lý tích cực tiếp tục duy trì sẽ tạo động lực để VN-Index tạo nền tích lũy và tiến đến vùng 1.150 – 1.160 điểm. Sự phân hóa cổ phiếu sẽ diễn ra khi các doanh nghiệp công bố KQKD Quý 2.
Với kịch bản 2 , quan điểm điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt trong cuộc chiến chống lạm phát tiếp tục được phát đi từ người đứng đầu các NHTW lớn cho thấy môi trường lãi suất cao sẽ tiếp tục duy trì cho đến hết năm 2023 điều này sẽ gây áp lực đáng kể đến tình hình tỷ giá trong nước và diễn biến của khối ngoại.
Trạng thái swap âm có thể khiến khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng bên cạnh đó diễn biến xung đột địa chính trị trên thế giới tiếp tục tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường tác động đến tâm lý giới đầu tư toàn cầu. VN-Index có thể quay trở lại vùng 1.090 – 1.100 điểm.
BSC dự báo thanh khoản thị trường dao động ở mức 14-15 nghìn tỷ/phiên trong kịch bản VN-Index tích lũy và tăng nhẹ hướng đến vùng 1.150 – 1.160 điểm. P/E VN-Index dự báo vận động trong vùng 14-14,25 trong kịch bản tích cực khi VN-Index quay trở lại vùng 1.160 điểm
Trên cở tình hình thị trường hiện tại, BSC khuyến nghị một số nhóm ngành bao gồm: (1) Nhóm cổ phiếu Bluechip chưa được dòng tiền chú ý đến, (2) Nhóm cổ phiếu có triển vọng KQKD khả quan, lưu ý một số nhóm ngành như công nghiệp, hóa chất, phân bón, nhiệt điện, tài chính, lương thực, thực phẩm khi hiện tượng El Niño mạnh hơn.
Nhịp sống thị trường