BTV 5 lần bị sa thải, lần đầu tràn đầy nỗi đau, lần thứ 5 tự tin với vô số kinh nghiệm xoay sở với thất bại: Bài học quan trọng để đứng lên!
Tôi không thể nào quên được trải nghiệm bị sa thải lần đầu. Nó tràn đầy nỗi đau, cảm xúc, nước mắt và sợ hãi không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
- 11-02-2023Bão sa thải càn quét khiến nhiều người trẻ phải từ bỏ công việc mơ ước: "Giờ làm gì cũng được, miễn là kiếm ra tiền!"
- 10-02-2023Đi theo Thành Long 30 năm, người đàn ông cay đắng nhận hai chữ 'sa thải': Hành trang ra đi chỉ có 300 triệu đồng, phần đời còn lại sống long đong
- 09-02-2023Giữa bão sa thải, 6 bài học cực quan trọng khi bạn bị buộc phải thất nghiệp: Đừng phí thời gian dằn vặt, kẻ đứng yên sẽ bị bỏ lại
- 09-02-2023Bị sa thải ở tuổi 40, người phụ nữ cay đắng thừa nhận 'làm thuê quá rủi ro': Chuyển nghề bán đồ ăn đêm, thu về 1,3 tỷ đồng/năm nhờ thay đổi suy nghĩ này
Đó là năm 2006. Toàn bộ nhân viên của tạp chí mà tôi làm việc khi ấy được triệu tập vào một phòng họp. Chúng tôi nhận được thông báo: Tòa soạn đang gặp khó khăn và những nhân viên có mặt ở đây đều bị cho thôi việc. Khi đó, công việc là toàn bộ cuộc sống của tôi: thu nhập, bạn đồng nghiệp, nơi để tôi thoải mái thể hiện đam mê, động lực để tôi di chuyển đến New York.
Nhưng tôi đã vượt qua được.
Nhưng điều này đã xảy ra nhiều lần nữa. Tôi đã bị sa thải 5 lần, và lần nào tôi cũng có cảm giác tuyệt vọng, nghi ngờ bản thân, hoảng sợ lo lắng tột cùng. Người ta bảo khi bạn trải qua một chuyện quá nhiều lần thì bạn sẽ quen với chung, vì vậy mà tôi đã trở thành một chuyên gia về vượt qua nỗi lo mất việc và lấy lại tinh thần để đi tìm công việc mới.
Vì vậy, tôi có một vài lời khuyên cho những ai đang ở trong hoàn cảnh bị sa thải.
Đầu tiên, hãy cố gắng thư giãn
Đương nhiên, cảm giác thực sự của bạn trái ngược với việc thư giãn. Nhưng sau khi mất việc, bạn nên làm những điều sau: Ngủ một giấc, đến viện bảo tàng, gặp gỡ bạn bè, tập yoga, nướng bánh quy,... làm bất cứ thứ gì bạn muốn. Điều quan trọng là bạn cần phải tập trung vào những hoạt động này, không để tâm tới chuyện mất việc nữa.
Bà Keva Dine, nhà tuyển dụng ngành công nghiệp sáng tạo và huấn luyện viên xây dựng thương hiệu cá nhân cho biết: “Bạn sẽ phải băng bó vết thương cho mình, vì vậy chăm sóc bản thân là ưu tiên số một. Thất nghiệp giống như trở về sau một trận đấu và bạn hoàn toàn bị đánh gục. Vì vậy hãy thư giãn đi.”
Cô Liz Bentley, huấn luyện viên điều hành và là người sáng lập Hiệp hội Liz Bentley, nói: “Lời khuyên của tôi là hít một hơi thật sâu và không phản ứng dữ dội với chuyện đó, vì chúng ta có thể đưa ra những quyết định sai lầm khi mất kiểm soát cảm xúc và hối hận sau đó.“
Tránh để bản thân kiệt sức trong quá trình xin việc
Tôi không thể nhớ tôi đã mất bao lâu để trải qua chuỗi ngày với những công việc lặp đi lặp lại là: thức dậy, bật máy tính, mở các trang web tuyển dụng như LinkedIn, Glassdoor, Indeed, và đôi khi là cả Craigslist. Bạn nghĩ rằng mình sẽ càng có nhiều cơ hội tốt nếu như rải đơn xin việc nhiều nơi, nhưng hãy tạm dừng vì không nhất thiết phải như vậy. Nộp đơn xin việc quá nhiều là một điều cần tránh, tuy rất dễ bị sa vào nó.
Bà Dine nói: “Tôi không khuyến khích mọi người sử dụng LinkedIn, Indeed và gửi hồ sơ đi khắp nơi. Nếu bạn không có chiến lược phù hợp thì điều này có thể gây ra hậu quả. Bạn chỉ đang lãng phí thời gian và sẽ dần kiệt sức.”
Cô Bentley đồng ý với quan điểm trên, tuy vậy cũng bổ sung thêm: “Tất nhiên, có nhiều người tìm được việc làm nhờ các ứng dụng này, nhưng bạn phải đạt được những yêu cầu mà các nhà tuyển dụng đưa ra.”
Bài học rút ra: Nộp đơn xin việc qua mạng chỉ là một phần trong quá trình tìm kiếm việc làm của bạn chứ không phải là hướng đi hàng đầu.
Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ
Liz Bentley gợi ý: “Các mối quan hệ xã hội của bạn sẽ đem đến cơ hội tốt hơn so với việc nộp hồ sơ xin việc qua mạng. Bạn có thể nhận những đề xuất tốt nhờ bạn bè, đồng nghiệp cũ.”
Kết nối với các mối quan hệ xã hội không có nghĩa là bạn phải tham gia các buổi gặp mặt hay tiệc tùng, có rất nhiều người không ưa thích những hoạt động này. Thay vài đó, bạn có thể gửi email. Trao đổi thư từ qua lại cũng làm củng cố thêm các mối quan hệ xã hội. Trong quá trình đó, bạn có thể nhắc về vấn đề việc làm của mình và nhận lời khuyên từ bạn bè. Nhờ cách này mà tôi đã nhận được cơ hội làm việc không ít lần.
Nếu bạn muốn tìm đến sự giúp đỡ của những người có nhiều kinh nghiệm, một chuyên gia tư vấn sự nghiệp hoặc một nhà tuyển dụng sẽ cho bạn những hướng đi tốt. Họ sẽ giúp bạn đánh giá hồ sơ, đưa ra những lời khuyên và hoàn thiện sơ yếu lí lịch của bạn.
Thay đổi quan điểm của bạn
Mất việc có đem lại lợi ích gì không? Thực tế, bị sa thải có thể mang tới một vài điều khá tích cực cho bạn. Tôi có được những thành công hiện tại nhờ vào vô số kinh nghiệm mà tôi có được từ những công việc cũ. Mỗi lần bị mất một công việc, tôi đều tích lũy được những bài học và chuẩn bị tốt hơn cho công việc sau đó.
Bentley nói: “Đôi khi, bạn sẽ nhận ra công việc hiện tại không phù hợp với bạn. Đây là lúc bạn cần phải nhìn ra được điều bạn thật sự cần, nơi nào bạn muốn đi, điều gì phù hợp với bạn và cách phát huy thế mạnh trong công việc sắp tới.”
Đúng vậy. Khi tôi bị mất việc ở tòa soạn, tôi chuyển sang lĩnh vực sáng tạo nội dung kĩ thuật số. Khi tôi ngừng công việc làm biên tập viên cho trang web, tôi sử dụng các kĩ năng sẵn có để quảng bá thương hiệu cá nhân và làm quảng cáo. Hiện tại, tôi có thể làm bất kì dự án nào mà tôi muốn.
Giữ vững ý chí để đối mặt với nguy cơ thất nghiệp lần nữa
Thất nghiệp sẽ luôn xảy ra bất ngờ. Dường như không có ai làm tại một công ty duy nhất trong vòng 40 năm và nghỉ hưu trong vui vẻ. Bạn vẫn có khả năng bị sa thải, không chỉ một lần mà nhiều lần. Chúng ta luôn phải xoay xở với guồng quay cuộc sống, với công việc, nhưng quan trọng là biết vượt qua và đứng lên sau mỗi thất bại để tìm đến cơ hội mới.
Thể thao & văn hoá