‘Bữa cơm 1 USD’ và sự giận dữ của những hàng ăn nhỏ trong thời lạm phát
Việc bán những bữa cơm 1 USD để giúp lao động nghèo trong thời lạm phát liệu có đem lại nhiều lợi ích hơn tác hại?
- 22-07-2022Đây là kiểu người sẽ giàu lên trong lạm phát và 3 lời khuyên của Shark Bình để đứng vững trước bão giá
- 14-06-2022Khủng hoảng lạm phát ở Mỹ: Giá cả tăng cao khiến nhiều người không đủ tiền đi đám cưới
- 06-02-2022Lương 5 triệu tiêu không đủ, lương 20 triệu cũng kẹt tiền như thời sinh viên, bạn đang mắc phải chứng "lạm phát lối sống" rất nguy hiểm cho tương lai
Theo tờ SCMP, chính phủ Malaysia đã phát động chiến dịch “Menu Rahmah” với hơn 15.000 nhà hàng đồng ý tham gia, qua đó mở bán những bữa cơm chỉ có giá 5 Ringgit (RM), tương đương 1 USD nhằm giúp đỡ người lao động nghèo trong thời buổi lạm phát.
Tuy nhiên, động thái này lại khiến nhiều chuyên gia lo lắng vì chúng lấy mất đi nguồn thu nhập của một tầng lớp khá đông trong xã hội: Những hàng ăn nhỏ.
Không tốn ngân sách
Chính phủ Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim từng ca ngợi kế hoạch triển khai từ cuối tháng 1/2023 này là một chiến lược cứu giúp người dân nghèo mà không tốn 1 đồng ngân sách nào. Toàn bộ chi phí cho bữa cơm 1 USD trên đều là do các nhà hàng gánh chịu thay.
Đổi lại, những cơ sở này được cho là sẽ trích tiết kiệm được phần nào chi phí quảng cáo khi tham gia chương trình ủng hộ xã hội của chính phủ. Bên cạnh đó, việc thu hút thêm khách hàng bằng những bữa cơm 1 USD sẽ giúp họ có cơ hội chào bán thêm các sản phẩm dịch vụ khác, tương tự như việc các siêu thị bên Mỹ giữ giá món gà quay thời lạm phát để hút thêm người tiêu dùng.
Phần lớn những bữa cơm 1 USD này sẽ bao gồm đầy đủ cơm, thịt và rau.
Chiến dịch này đã được sự ủng hộ của 15.000 chi nhánh từ những khu ăn uống (Food Courts) bình dân cho đến các chuỗi đồ ăn nhanh như Burgur King ủng hộ.
Theo Burgur King, chuỗi nhà hàng đang có khoảng 140 chi nhánh ở Malaysia tham gia chương trình trên, cho biết họ sẽ mở một thực đơn mới cho bữa ăn 1 USD bao gồm bánh burger kèm thịt bò/gà cùng một chai nước khoáng.
Hiện nhiều quan chức chính phủ đang kêu gọi các nhà hàng và chuỗi đồ ăn nhanh khác hay tham gia chương trình của chính phủ. Tuy nhiên theo tờ SCMP, nhiều chuyên gia lại đánh giá chương trình này đem lại tác hại nhiều hơn là lợi ích.
Bán hàng rong
Chủ tịch Rosli Sulaiman của Hiệp hội Bumiputera Petty Traders Association cho biết chương trình này dù được đưa ra với mục đích giúp đỡ người lao động nghèo nhưng lại gây thiệt hại cho đối tượng tiệm ăn nhỏ lẻ, những người vốn đã bị xói mòn lợi nhuận cũng bởi lạm phát.
Việc các thương hiệu lớn hoặc những khu ăn uống ẩm thực tham gia chiến dịch bữa cơm 1 USD để tạo hình ảnh và thu hút khách hàng không có gì phải bàn cãi khi họ có đủ nguồn lực tài chính. Tuy nhiên điều này sẽ làm xói mòn lượng khách hàng ít ỏi của những cửa tiệm nhỏ hoặc người bán hàng đang phải gồng mình trước sự tăng giá nguyên liệu thực phẩm.
Bên cạnh đó, ông Rosli cũng cảnh báo nhiều nhà hàng hãy cẩn trọng trước khi quyết định tham gia chiến dịch bữa ăn 1 USD bởi chúng không dễ như mọi người vẫn tưởng. Cụ thể, những cửa tiệm có lợi nhuận biên theo ngày dưới 150 RM thì không nên tham gia chương trình này.
“Giá thịt gà hiện vào khoảng 9,3 RM/kg, nếu bạn muốn tham gia chương trình bữa cơm 1RM thì bạn sẽ phải có một miếng thịt tối thiểu với mức chi phí 4 RM, cộng thêm 2 RM tiền cơm và 1 RM tiền nước là 7RM. Như vậy nếu tham gia chương trình này bạn sẽ lỗ 2 RM”, ông Rosli nói.
Trả lời báo chí, giám đốc Ameer Ali Mydin của chuỗi khu ẩm thực Mydin chuyên bán đồ ăn với giá thấp đến 4,9 RM/suất khi tham gia chương trình của chính phủ cho biết họ khó có thể thực hiện được lâu dài nếu giá lương thực không đi xuống.
Theo ông Mydin, chính phủ Malaysia nên tìm một biện pháp khác để giải quyết áp lực chi phí tăng cao như hiện nay thay vì tung ra những bữa cơm 1 USD.
Mặc dù chuỗi Mydin có thể tiếp tục giữ giá bữa ăn của họ ở mức thấp trong 3 tháng tới nhưng họ sẽ buộc phải thay đổi khi chi phí nguyên liệu, nhân công không chịu đi xuống.
Tờ SCMP cho biết giá nhiều mặt hàng rau củ tại Malaysia đã tăng 80% từ đầu năm đến nay do tình hình thời tiết xấu, chi phí sản xuất cao nên nguồn cung giảm.
Tỷ lệ lạm phát cho mặt hàng lương thực tại Malaysia đã ở mức cao kỷ lục 7,3% vào tháng 11/2022 và dự kiến con số này sẽ tiếp tục giữ ở mức cao trong năm nay. Bởi vậy Thủ tướng Anwar cho biết việc chống lạm phát sẽ là ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch năm tài khóa 2023 được đệ trình vào ngày 24/2/2023.
*Nguồn: SCMP
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Đồng rúp Nga chạm đáy 2 năm so với đồng USD: Chuyện gì đang xảy ra?
- Dow Jones tăng dựng đứng 1.500 điểm, S&P 500 phá đỉnh mọi thời đại khi ông Trump đánh bại bà Harris
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng