Bức tranh treo trong căn penthouse do Thái Công thiết kế bị đặt nghi vấn: Liệu có đúng là tranh thật nguyên bản hay chỉ là bản in thương mại?
Nhiều người cho rằng bức tranh treo trong căn penhouse do NTK Quách Thái Công phụ trách chỉ là bản in lại, không phải tranh thật?
- 18-05-2021Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách
- 16-05-20211 bát phở hơn 200.000 đồng, tô đựng bún bò 5,7 triệu đồng, nhà hàng của NTK Thái Công từng bị chê cầu kì thái quá đến... đóng cửa?
- 16-05-2021Admin Nghiện nhà khen thiết kế của NTK Thái Công, các thành viên group đồng loạt phản ứng trái chiều: Ngột ngạt, công năng và bố cục chưa hợp lý?
Thời gian vừa qua, NTK Quách Thái Công xuất hiện nhiều trên truyền thông vì những nhận định trái chiều từ người xem liên quan đến các công trình ông thiết kế, cũng như thái độ của ông trước sự nhận xét và góp ý.
Những người từng biết đến Thái Công đều hiểu ông theo phong cách quý phái, sang trọng, nhấn mạnh đến tính "thật" của nội thất hàng hiệu thay vì dùng đồ giả được sản xuất từ Trung Quốc. Trong một video trước đây, Quách Thái Công từng khẳng định rất rõ tuyên ngôn này như sau:
"Sai lầm là nghĩ rằng gu thẩm mỹ liên quan đến đắt tiền. Đắt tiền không phải gu thẩm mỹ. Nhiều người giàu có, xài đồ hiệu nhiều, mua quần áo đắt tiền, mua bàn ghế mắc nhưng nhìn vô không có gu thẩm mỹ, không hợp nhau; phối hợp quần áo nhìn còn quê hơn. Ít tiền mà chọn đồ đúng túi tiền của mình, chọn đồ thật thì gu thẩm mỹ còn cao hơn nhiều".
"Ví dụ nếu không có tiền, tôi cũng quyết không mua cái ghế Baroque giả về xài, không mua bóp LV giả. Bởi người không có gu mới mua đồ giả xài. Người có gu tuyệt đối nói không với xài đổ giả, thà xài đồ ít tiền mà là đồ thật thì còn có gu hơn".
Thậm chí NTK Quách Thái Công còn lấy chính bản thân mình làm ví dụ. Ông kể rằng hồi trẻ khoảng 20 tuổi, khi ở bên Đức, ông rất thích xài gương kiểu cổ điển treo trong nhà. Vì điều kiện tài chính thời ấy có hạn, ông sẽ lựa chọn các gương đơn giản thay thế chứ không dùng gương cổ điển giả, loại mà ông đánh giá là "nhìn vô thấy sến liền". Hoặc ông sẽ đến các tiệm đồ cổ tìm mua sản phẩm và mang về sửa lại, chứ quyết không dùng hàng giả hoặc mua sản phẩm không phù hợp với túi tiền của mình.
Tuy nhiên, trong căn penthouse do Thái Công thiết kế cho một chuyên gia phần mềm chủ yếu sống ở Mỹ, thi thoảng mới bay về Việt Nam, nhiều độc giả tinh ý đã đặt nghi ngờ về tính "thật" của một bức tranh trang trí tại đây. Cụ thể, tại office-salon, căn phòng trung tâm theo concept 2-trong-1 vừa là phòng khách, vừa là nơi làm việc của gia chủ, có treo bức họa của họa sĩ người Mỹ gốc Phi Jean-Michel Basquiat (1960-1988).
Một người xem khi nhìn thấy bức tranh với tên gọi "All Colored Cast I" đã bày tỏ nghi ngờ bức tranh này có đúng là bức thật nguyên bản của họa sĩ Jean-Michel Basquiat.
Được biết, giá cả của bức tranh tại thời điểm đấu giá năm 2000 là khoảng 600.000 USD (13,8 tỷ đồng). Tuy nhiên đây là mức giá cuối cùng được công khai ghi nhận lại. Sau hơn 20 năm, giá trị bức tranh chắn chắn đã cao lên rất nhiều.
Một người khác khẳng định tranh của vị họa sĩ tài hoa này không bao giờ có giá thấp hơn 10 triệu USD (230 tỷ đồng). Thậm chí, hai bức đắt giá nhất từng được bán ở ngưỡng 110,5 triệu USD (hơn 2.500 tỷ đồng) và 93,1 triệu USD (hơn 2.100 tỷ đồng).
Mặc dù tồn tại nhiều nghi ngờ những cũng có ý kiến bênh vực NTK Quách Thái Công, vì theo người này khẳng định nhiều tranh của họa sĩ Basquiat được mua bản quyền rồi in lại và bán công khai trên website của Museum of Modern Arts - Bảo tàng nghệ thuật đương đại của Mỹ. Ngoài ra, cũng có những trang bán đồ cổ đăng bán lại bản in từ những năm trước, nên nếu mua từ những nguồn đảm bảo thì bức tranh trên không phải hàng nhái.
Doanh nghiệp & Tiếp thị