Bùng nổ khởi nghiệp công nghệ đang hạ nhiệt, những “kỳ lân” Trung Quốc gặp khó khăn trong huy động vốn
Sự điên cuồng huy động vốn trong năm qua - thường đạt đến đỉnh cao đầu tư nhờ quỹ Vision Fund khổng lồ của SoftBank - đang giảm dần. Các khoản đầu tư hoành tráng của SoftBank đã xác thực giá trị cho các công ty, nhưng Uber và WeWorks đã chứng minh SoftBank không có khả năng thiên bẩm để chọn những người chiến thắng.
- 27-07-2019Sự úa tàn của các start-up công nghệ tỷ USD Trung Quốc, vì đâu nên nỗi?
- 19-04-2019Từng là start-up đình đám được định giá 24 tỷ USD khiến Facebook phải chạy theo 'bắt chước', công ty của tỷ phú trẻ Evan Spiegel chỉ còn vỏn vẹn hơn 3 năm để chống chọi trước nguy cơ sụp đổ
- 12-04-2019[Góc khởi nghiệp thất bại]: Start-up 3,2 tỷ USD lâm vào đường cùng vì huy động được quá nhiều tiền
Ba nhà đổi mới công nghệ đã hoãn hoặc rút tiền huy động vốn trong năm nay sau khi quỹ đầu tư mạo hiểm cạn kiệt - dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ khởi nghiệp công nghệ của Trung Quốc đang giảm nhiệt.
Full Truck Alliance - ứng dụng gọi xe tải do SoftBank rót vốn đã ngừng các kế hoạch huy động tới 1 tỷ USD và hiện đang tập trung vào lợi nhuận ròng. SenseTime Group Ltd., công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo có giá trị cao nhất thế giới, cho biết hiện tại, họ đang có một chương trình quảng bá lưu động không thỏa thuận, không có mục tiêu huy động, chỉ vài tháng sau tuyên bố đã tổ chức các cuộc đàm phán để huy động khoảng 2 tỷ USD. Và Royole Corp., công ty đầu tiên trên thế giới bán điện thoại thông minh màn hình gập, vẫn cần các nhà đầu tư cho một vòng cấp vốn tư nhân nhắm mục tiêu khoảng 1 tỷ USD đã dự tính từ nhiều tháng trước.
Ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua. Sự bùng nổ đó đã sinh ra các nhà lãnh đạo toàn cầu từ Alibaba, Tencent tới ByteDance Inc., thu hút hàng tỷ đồng từ những quỹ đầu tư như SoftBank với quy mô đôi khi vượt qua Mỹ.
Tất cả đã thay đổi vào năm 2019 sau khi những kiềm chế thương mại do Washington áp đặt đã làm thất vọng các nhà đầu tư vào nền kinh tế số 2 thế giới, ngăn cản dòng tiền của các thương vụ thỏa thuận. Niềm hứng khởi tạo ra hơn 100 kỳ lân - những công ty tỷ đô, đang suy yếu dần: chỉ có 7 kỳ lân Trung Quốc ra đời vào tháng 6, so với 30 trong năm 2018. Trên phạm vi toàn cầu, thất bại và sự tiếp nhận thị trường với WeCo. trước khi IPO đã khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn.
Michael Norris, nhà phân tích chiến lược và nghiên cứu tại công ty tư vấn AgencyChina có trụ sở tại Thượng Hải cho biết, tâm lý đầu tư đầu cơ mà Trung Quốc thống trị trong vài năm qua đã hạ nhiệt ngay trong năm nay. Các khoản đầu tư hoành tráng của SoftBank đã xác thực giá trị cho các công ty, nhưng năm nay, Ubers và WeWorks đã chứng minh SoftBank không có khả năng thiên bẩm để chọn những người chiến thắng.
Vẫn chưa có dự đoán nào về một vụ phá sản kiểu bong bóng dotcom. Đối thủ của ByteDance, Công ty Công nghệ Kuaishou của Bắc Kinh vẫn đang săn lùng vốn với những định giá đắt đỏ. Và những công ty khác, chẳng hạn như Megvii được Alibaba hậu thuẫn, vẫn tự tin rằng họ có thể khiến các nhà đầu tư mua vào khi thực hiện IPO.
Tuy nhiên, rõ ràng là thời đại đầu cơ cao đang thoái trào. Các nhà đầu tư, chỉ hai năm trước góp phần thúc đẩy những cuộc chiến "đốt tiền" lớn nhất, hiện đang yêu cầu các công ty trong danh mục đầu tư của họ chứng minh rằng có thể thiết lập các mô hình và chiến lược có lợi nhuận.
Sự điên cuồng huy động vốn trong năm qua - thường đạt đến đỉnh cao đầu tư nhờ quỹ Vision Fund khổng lồ của SoftBank - đang giảm dần. Các công ty khởi nghiệp ở Trung Hoa đại lục đã huy động được 32,5 tỷ USD thông qua các giao dịch đầu tư mạo hiểm năm 2019, so với năm 2018 là 111,8 tỷ USD, theo công ty tư vấn Preqin. Tính đến giữa tháng 9, các nhà đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc đã huy động được 9,9 tỷ USD, chỉ bằng khoảng 1/3 năm 2018.
Nhiều công ty trẻ đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo những người xuất vốn sẵn sàng chấp nhận định giá cao mà họ khao khát. Ngoài những thất bại được công bố rộng rãi của WeWork, các nhà đầu tư cũng thận trọng hơn sau khi chứng kiến các công ty khởi nghiệp nổi tiếng ở châu Á bao gồm cả Mogu Inc. công khai định giá dưới những nỗ lực huy động vốn trước đó.
Full Truck Alliance, nền tảng Uber cho xe tải lớn nhất của Trung Quốc, được SoftBank hậu thuẫn, đang xem xét huy động khoảng 1 tỷ USD với mức định giá khoảng 9 tỷ USD. Vòng đàm phán dự định kết thúc vào cuối năm nay sẽ không thực hiện được vì các nhà đầu tư lớn từ chối hạ giá cổ phiếu của họ với mức định giá dưới 10 tỷ USD.
Giám đốc điều hành Xu Li của SenseTime, nói với Bloomberg, công ty AI tổ chức các chương trình quảng bá lưu động để giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của mình, chứ không có ý định lấp đầy kho bạc của mình.
"Nếu chúng tôi muốn thực hiện IPO, chúng tôi phải có một mô hình kinh doanh thật rõ ràng", ông Xu nói.