MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bước ngoặt của Thừa Thiên Huế bắt đầu từ đâu?

Trong thời gian gần đây, Thừa Thiên Huế nổi lên như một địa phương có sự thay đổi mạnh mẽ về môi trường đầu tư với triết lý “chính quyền phục vụ”.

Một tỉnh từng bị đánh giá là “trầm mặc, ít sôi động” giờ trở nên tưng bừng với sự góp mặt đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn như Vingroup, Sovico, Ecopark, Viettravel… Bên cạnh đó, cố đô Huế cũng được biết đến với phong trào mang tính cộng đồng có hiệu quả “Ngày Chủ Nhật xanh” – phong trào được Thủ tướng tặng bằng khen.

Bước ngoặt của Thừa Thiên Huế bắt đầu từ đâu? - Ảnh 1.

Thực tế, những thay đổi trong tư duy lãnh đạo, chiến lược đầu tư phát triển hướng đến một chính quyền phục vụ của Thừa Thiên Huế đã được tiến hành từ trước. Tuy nhiên, những thay đổi này đến dần dần và không thể nhận thức ngay lập tức. Dù các nhà đầu tư, những lãnh đạo cấp trên có biết đến nhưng để tìm ra một điểm nhấn nổi bật, với sự thừa nhận rộng rãi của một bên thứ 3, độc lập và có uy tín thì Huế chưa có.

Và rồi, điểm nhấn nổi bật cũng đến với Huế. Điều khiến cố đô được thừa nhận rộng rãi và nổi lên như một “ngôi sao” về sự thay đổi của chính quyền nơi đây là Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh. Đây là dự án được coi như “trái tim của đô thị thông minh Thừa Thiên Huế” và vừa đoạt giải “Dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á” tại Telecom Asia Awards 2019.

Và như ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ bí quyết: “Mục tiêu của chúng tôi là trở thành chính quyền phục vụ cho người dân và doanh nghiệp, nghĩa là phải cải cách hành chính tốt. Mà để cải cách hành chính tốt không có giải pháp nào hay hơn là ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và giải quyết vấn đề cho công dân, tổ chức”.

Dự án được Thừa Thiên Huế lựa chọn để đầu tư trọng điểm chính là Trung tâm điều hành thông minh – do Tập đoàn Viettel tư vấn và triển khai. Bí quyết đơn giản của vị Chủ tịch tỉnh này là “chọn đơn vị có đủ năng lực, với giải pháp kỹ thuật tốt, để may đo cho mình một chiếc áo phù hợp, vừa vặn”.

Và với điểm tựa là một giải thưởng quốc tế lớn ở lĩnh vực smartcity, Huế vươn lên trở thành một đô thị 4.0 kiểu mẫu, một chính quyền lấy CNTT làm trọng tâm trong điều hành. Nhờ có điểm nhấn về đô thị 4.0 đạt giải thưởng châu Á, Thừa Thiên Huế cũng được biết đến nhiều hơn về các nỗ lực chuẩn bị phía sau như tư duy “chính quyền phục vụ” đã có từ trước, rồi các sáng kiến và chương trình mới về môi trường, Ngày sáng tạo….

Cố đô trầm mặc bỗng trở nên vô cùng sôi động kể từ “cú huých” với giải thưởng “Dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á”.

Trên thực tế, Trung tâm giám sát, điều hành thông minh không phản ánh toàn bộ nỗ lực của Huế trong việc chuyển mình với triết lý “chính quyền phục vụ”. Thế nhưng, đó lại là một điểm nhấn dễ thấy và là nơi tổng hợp các nỗ lực của chính quyền Huế. Cùng với giải thưởng châu Á, dự án này giúp bên ngoài nhận diện Huế nhanh và rõ ràng hơn. Một khoản đầu tư tập trung đáng giá.

“Điểm sáng” và “mô hình rất thực tế” là những từ được ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đánh giá khi đến thăm Trung tâm giám sát, điều hành thông minh Thừa Thiên Huế vào cuối tháng 7/2019. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhận xét thêm: “Chúng tôi sẽ lấy mô hình của Huế để học hỏi và chia sẻ thông tin khi có những kết nối giữa chính quyền và địa phương”.

Theo Thu Hằng

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên