‘Buồn’ của nền kinh tế hàng đầu thế giới: 8 triệu người lớn, 3 triệu trẻ em đang chịu cảnh 'chạy ăn từng bữa', đến mua rau cũng phải ‘nâng lên hạ xuống’...
Khoảng 60% số hộ gia đình không được đảm bảo an ninh lương thực cho biết họ phải mua ít hoa quả hơn, 44% hộ gia đình mua ít rau củ hơn vì khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
- 28-02-2024Nhận tin không vui, Thủ tướng Nhật nhấn mạnh: ‘Đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mà đất nước phải đối mặt', Chính phủ đã công bố hàng loạt biện pháp để khắc phục
- 28-02-2024Sếp ngân hàng lớn nhất nước Mỹ: Nền kinh tế tiếp tục đối mặt nguy cơ suy thoái, chỉ 35 - 40% sẽ hạ cánh mềm
- 27-02-202410 công việc đang ‘khát nhân lực’ trong năm 2024: Làm tại nhà, giờ giấc tùy ý vẫn có thể kiếm ít nhất 390.000 đồng/giờ
15% hộ gia đình ở Anh chịu cảnh mất an ninh lương thực
The Guardian đưa tin, theo dữ liệu mới nhất về an ninh lương thực cho thấy hàng triệu người Anh đã phải chịu đói hoặc bỏ bữa trong vài tuần qua vì họ không có đủ tiền để mua đồ ăn thường xuyên.
Cụ thể, theo công cụ theo dõi của tổ chức Food Foundation, 15% hộ gia đình ở Anh, tương đương khoảng 8 triệu người lớn và 3 triệu trẻ em đã phải chịu cảnh mất an ninh lương thực trong tháng 1/2024.
Nguyên nhân là do giá thực phẩm tăng cao đã tác động mạnh mẽ tới túi tiền của các hộ gia đình có thu nhập thấp. Chuyên gia cảnh báo, đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng mất an ninh lương thực ở cấp độ cao và là “tình trạng khẩn cấp về y tế”. Điều này có thể làm gia tăng các trường hợp suy dinh dưỡng và còi xương.
Được biết, khoảng gần 2/3 (60%) số hộ gia đình không được đảm bảo an ninh lương thực cho biết họ phải mua ít hoa quả hơn, 44% hộ gia đình mua ít rau củ hơn vì khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Mặc dù tổ chức này trước đó đã báo cáo lượng rau mà các hộ gia đình ở Anh mua đã giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm, nhưng dữ liệu theo dõi mới nhất cho thấy tình hình còn tồi tệ hơn nhiều đối với các gia đình có thu nhập thấp.
Theo số liệu từ Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh (NHS), số trường hợp phải nhập viện vì thiếu dinh dưỡng đã tăng lên. Việc nhóm những người nghèo nhất giảm tiêu thụ rau quả có thể sẽ gây thêm gánh nặng cho NHS.
Đơn vị này cho biết, mặc dù lạm phát tại Anh đã hạ nhiệt trong những tháng gần đây nhưng giá thực phẩm vẫn ở mức cao. Giá của một giỏ thực phẩm hàng tuần “có chi phí hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng” đã tăng 24 - 26% trong hai năm qua.
Mức độ mất an ninh lương thực – dựa trên cuộc khảo sát thường xuyên của Food Foundation với hơn 6.000 người – đã giảm nhẹ từ mức 17,5% hồi tháng 1/2023 nhưng vẫn ở mức cao như thời kỳ đầu của đại dịch COVID-19.
Tổ chức này cũng nói khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã khiến tình trạng mất an ninh lương thực trở thành điều bình thường đối với nhiều người. Việc hàng triệu gia đình thu nhập thấp không đủ khả năng tiếp cận các thực phẩm lành mạnh một cách thường xuyên đã hướng sự chú ý của công chúng tới các chương trình an sinh xã hội.
Theo tờ The Guardian, ngày càng nhiều người lo ngại về khả năng từ tháng 4, chính phủ Anh sẽ ngừng quỹ hỗ trợ hộ gia đình - quỹ có ngân sách 900 triệu bảng Anh/năm để tài trợ phiếu ăn vào những dịp nghỉ lễ cho các học sinh được hưởng chế độ miễn phí tiền ăn trong trường học.
Phát biểu của chuyên gia và Chính phủ
Michael Marmot, chuyên gia y tế công và hiện là giáo sư dịch tễ học tại Đại học College London, cho biết: “ Thức ăn dinh dưỡng là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của người lớn và trẻ nhỏ. Nhưng t ại Anh năm 2024, cứ 5 hộ gia đình có trẻ em thì có 1 hộ không thể đáp ứng được nhu cầu đó (tương đương khoảng 20%) . Khi họ càng nghèo thì càng khó tiếp cận được nhu cầu này”.
Henry Dimbleby, cựu cố vấn lương thực quốc gia của Anh, gọi các số liệu mới nhất là “tình trạng khẩn cấp y tế” và có thể gây hại cho sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn của chính phủ Anh cho biết: “Chúng tôi nhận thấy được những áp lực mà người dân đang đối mặt. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang cung cấp các khoản hỗ trợ sinh hoạt phí trị giá 104 tỷ bảng Anh, trung bình 3.700 bảng Anh cho mỗi hộ gia đình. Các chương trình thực phẩm lành mạnh của chúng tôi cũng đang giúp đỡ cho hơn 3 triệu trẻ em”.
“Chúng tôi biết việc làm là con đường tốt nhất để thoát khỏi đói nghèo. Do đó, chính phủ đang đầu tư hàng tỷ bảng Anh cho kế hoạch ‘quay lại làm việc’ nhằm phá vỡ các rào cản đối với việc làm, đồng thời tăng mức lương sinh hoạt tối thiểu trên toàn quốc và kiềm chế lạm phát”, người phát ngôn cho biết thêm.
Tham khảo The Guardian
Nhịp sống thị trường