MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bứt phá mạnh sau nửa tháng chào sàn chứng khoán, vốn hóa An Phát Holdings đạt gần 9.300 tỷ đồng

So với mức giá chào sàn 41.500 đồng/cp vào cuối tháng 7, thị giá APH hiện đã tăng 69% sau hơn nửa tháng. Tại mức giá này, vốn hóa An Phát Holdings lên tới gần 9.300 tỷ đồng và là một trong những thương vụ lên sàn có quy mô lớn nhất từ đầu năm tới nay.

Trái với xu hướng điều chỉnh của thị trường trong phiên giao dịch 18/8, cổ phiếu APH của An Phát Holdings đã bứt phá mạnh 2.000 đồng (+2,94%) lên 70.000 đồng/cp với thanh khoản khá cao, hơn 415 nghìn cổ phiếu được khớp lệnh.

So với mức giá chào sàn 41.500 đồng/cp vào cuối tháng 7, thị giá APH hiện đã tăng 69% sau hơn nửa tháng. Tại mức giá này, vốn hóa An Phát Holdings lên tới gần 9.300 tỷ đồng và là một trong những thương vụ lên sàn có quy mô lớn nhất từ đầu năm tới nay.

Việc An Phát Holdings thu hút dòng tiền khá tốt từ khi lên sàn chứng khoán đến từ kỳ vọng của giới đầu tư về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong các lĩnh vực như sản phẩm tự hủy, bao bì, nhựa kỹ thuật, khu công nghiệp…

Với mảng bao bì truyền thống, nhà máy APH có công suất thiết kế 108 nghìn tấn/năm, năm 2019 sản lượng bao bì của APH đạt hơn 94 nghìn tấn/năm, như vậy sản lượng tối đa của APH còn có thể tăng thêm khoảng 14 -15%. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu của công ty sẽ dịch chuyển dần sang thị trường Mỹ, Nhật Bản.

Sản phẩm tự hủy là động lực tăng trưởng trong tương lai của APH. Mục tiêu doanh thu sản phẩm tự hủy của APH chiếm khoảng 50% doanh thu bao bì trong 5 năm tới. Theo Allied Market Research, thị trường sản phẩm tự hủy tăng trưởng trung bình 18.8%/năm từ 2017. Với mạng lưới khách hàng đa dạng và trên 90% doanh thu từ xuất khẩu, các sản phẩm tự hủy của APH dễ dàng tiếp cận khách hàng.

Trong năm 2019, APH đã mua lại công nghệ sản xuất nguyên liệu PBAT và trở thành công ty đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ sản xuất nguyên liệu tự hủy sinh học. Với việc làm chủ công nghệ sản xuất nguyên liệu, biên lợi nhuận gộp sản phẩm tự hủy của APH được kỳ vọng sẽ cải thiện sau khi nhà máy PBAT đi vào hoạt động.

Với sản phẩm nhựa kỹ thuật, đây là mảnh đất còn nhiều dư địa tăng trưởng nhờ vào xu hướng chuyển dịch sản xuất của các công ty FDI sang Việt Nam cũng như tăng tỷ lệ nội địa hóa của các hãng sản xuất ôtô và điện thoại tại Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm, APH ghi nhận doanh thu hợp nhất 3.837 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 108 tỷ đồng. Năm 2020, APH đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 12.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 650 tỷ đồng và cổ tức 10%.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên