Cá chép phóng sinh chưa kịp "đưa ông Táo về trời" đã bị người vợt, kẻ chích điện
Nhiều người dân thả cá phóng sinh ở sông Sài Gòn bức xúc vì cá vừa được thả xuống sông đã bị kẻ dùng vợt, người chích điện... bắt lại.
- 08-02-2018Tết ông Công ông Táo: Không còn nhiều người chuộng đốt vàng mã
- 08-02-2018Thị trường sôi động ngày ông Công ông Táo về trời
- 07-02-2018Sợ "tắc đường", dân thủ đô thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời sớm
- 06-02-2018Người dân Hà Nội chen chân mua đồ 'ông Công ông Táo'
Sáng 8/2 (23 tháng Chạp), chùa Diệu Pháp đoạn dọc bờ sông Sài Gòn (quận Bình Thạnh, TP HCM), có hàng chục người dân mua cá, lươn, baba... thả xuống nước tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Theo ghi nhận, nhiều người mang theo các tô, chậu để thả cá, hạn chế việc sử dụng bao ni lông.
Tài xế xe ôm công nghệ cũng mua cá ra bờ sông phóng sinh, mong năm mới nhiều may mắn.
Trong khi đó, nhiều người đựng cá trong bao ni lông cũng thể hiện ý thức bảo vệ môi trường. Sau khi thả cá, họ gom các bao ni lông lại, bỏ vào các thùng rác chứ sông vứt xuống sông, hay xả bừa bãi như nhiều năm trước.
Theo người dân, việc phóng sinh chim, cá trong chùa đã trở thành thói quen mỗi dịp Tết đến xuân về, các ngày lễ… để tu nhân tích đức và cầu mong những điều tốt đẹp. Trong ảnh: Người dân cầu bình an sau khi phóng sinh cá suống sông Sài Gòn.
180 kg cá người dân mua với giá vài triệu đồng được thả xuống sông.
Tuy nhiên, tương phản với hình ảnh tích cực của người dân khi thả cá, một số người lại chèo ghe chầu chực để vớt lại. Thậm chí nhiều thanh niên còn trang bị các bình điện để chích cá ngất xỉu rồi vớt lên trở lại.
Mặc dù đã được nhắc nhở, nhưng nhiều thanh niên vẫn dùng điện chích cá.
"Tôi thả để nó về với bầy nhưng người ta vớt lại để bán thì buồn lắm. Để đối phó, một số người dân thuê ghe ra giữa sông để thả", bà Ngọ (ngụ quận 10) bức xúc.
Tuy nhiên, một số người vẫn chèo ghe đi theo để vớt cá cho bằng được.
Chỉ trong vòng 1 giờ, nhóm thanh niên đã vớt được hàng chục kg cá.
Trí Thức trẻ