Cả công trường dừng thi công khẩn cấp vì máy xúc đào trúng cây gỗ dài 20m: Cảnh sát phong tỏa hiện trường, chuyên gia khẳng định đó là "báu vật" có giá trị gần 70 tỷ đồng
Hóa ra, cây gỗ khổng lồ mà đội công nhân Trung Quốc đào trúng lại là “Đông Phương Thần Mộc” vô cùng quý hiếm.
- 12-07-2024Phong tỏa gấp công trường phát hiện vật lạ khổng lồ dài đến 40m: Chuyên gia xác định báu vật hiếm có 3.000 năm tuổi
- 06-07-2024Đường cao tốc đang thi công thì bất ngờ bị phong tỏa, công nghệ cao được đưa vào khai quật "báu vật" 500 triệu tuổi
- 15-06-2024Nghi ngờ gò đất lớn có kho báu, chuyên gia cho nổ mìn, khai quật suốt nhiều ngày đêm: Hơn 100 báu vật 1.700 năm tuổi được tìm thấy
Theo Kknews.cc, vào năm 2017, một đội công nhân tại công trường ở quận Kim Thủy (thuộc Trinh Châu, Trung Quốc) đang làm việc thì phải dừng thi công khẩn cấp vì gặp phải một sự cố đặc biệt. Theo đó, khi họ đang vận hành máy xúc đào đất thì gặp phải lực cản rất lớn, dù có xúc mạnh đến đâu cũng không thể di chuyển được khối đất ở dưới. Nghi ngờ máy xúc “đụng” phải đá có kích thước lớn, đội công nhân vội xúm lại kiểm tra thì phát hiện vật cản là một khối gỗ lớn, rất cứng, nằm sâu trong lòng đất.
Sau khi đưa được toàn bộ cây gỗ lên, các công nhân xác định cây gỗ này có độ dài khoảng 20m, đường kính lớn hơn 1 người trưởng thành. Không những thế, gỗ có màu đen kịt, rắn chắc và tỏa ra 1 mùi thơm thoang thoảng.
Sau khi quan sát khối gỗ này, một số người có mặt tại đó cho rằng nó có thể là cây gỗ âm trầm quý giá. Vào thời điểm đó, tại Trung Quốc cũng ghi nhận nhiều trường hợp đào được loại gỗ quý có các đặc điểm tương tự. Do đó, họ càng chắc chắn hơn về dự đoán của mình nên đã báo cho cảnh sát địa phương và chuyên gia đến phong tỏa hiện trường và kiểm tra.
Sau khi thẩm định cây gỗ trên, các chuyên gia cho biết đó là cây gỗ âm trầm. Kết quả kiểm tra cho thấy, tuổi thọ của cây gỗ này đã hơn 1000 năm tuổi, rất quý hiếm và có giá trị kinh tế cực cao. Tính theo giá trên thị trường vào thời điểm đó, các chuyên gia ước tính cây gỗ này có giá thấp nhất là 20 triệu NDT (gần 70 tỷ đồng). Tuy nhiên, vì biết âm trầm là loại gỗ quý, có giá trị nghiên cứu cao nên các công nhân ở công trường này sau đó đã quyết định bàn giao cây gỗ này cho nhà nước nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn loại gỗ quý giá này.
Trước đó vào tháng 12 năm 2016, một đội công nhân cũng đã tìm thấy một cây gỗ “Đông phương thần mộc” khổng lồ nằm sâu dưới lòng đất tại một công trường ở xã Hòa Lâm, thị trấn Vạn Xuân, quận Ôn Giang, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Để có thể tiếp tục công việc, đội công nhân buộc phải loại bỏ được "vật cản" này. Cuối ngày hôm đó khi cây gỗ được đào lên khỏi mặt đất, mọi người có mặt tại hiện trường đều không giấu được sự ngỡ ngàng trước kích thước của nó.
Theo đó, cây gỗ này dài khoảng 10m, to đến mức vòng tay của một người lớn ôm cũng không xuể. Không những thế, nó còn tỏa ra mùi thơm thoang thoảng khiến nhiều người có mặt ở đó cho rằng cây gỗ này phải là loại gỗ nào đó rất quý hiếm.
Để bảo vệ cây gỗ này khỏi những kẻ trộm, đội công nhân trên đã nhờ cảnh sát địa phương đến phong tỏa hiện trường và cử người canh gác cây gỗ suốt đêm. Không những thế, người của Văn phòng Quản lý Văn hóa địa phương cũng được mời đến để thẩm định cây gỗ này. Họ đã xác nhận rằng cây gỗ vừa được đào lên là gỗ âm trầm. Vì vị trí tìm thấy cây gỗ gần một cổ trấn thuộc nước Thục ngày xưa nên các chuyên gia xác định rằng cây gỗ này đã “ngủ yên” dưới lòng đất hàng nghìn năm cho đến khi “phát hiện”.
Cán bộ phụ trách công trường cũng cho biết ngay sau ngày cây gỗ âm trầm này được đào lên, có một thương gia đề nghị mua nó với giá 300.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng) nhưng bị từ chối. Sau đó, cây gỗ này được đặt trong sân của Ủy ban xã Hòa Lâm để các chuyên gia có thể khôi phục hiện trạng và nghiên cứu thêm. Sau này, vùng đất Hòa Lâm cũng được xây dựng thành một làng du lịch khá nổi tiếng ở Ôn Giang, Trung Quốc.
Gỗ âm trầm còn được gọi là gỗ cổ trầm, là giống gỗ quý còn được biết đến với tên gọi “Đông Phương Thần Mộc”. Theo các chuyên gia, loại gỗ này được hình thành từ những cây cổ thụ cách đây hàng nghìn năm thậm chí hàng vạn năm, bị chìm, vùi lấp xuống sông do các nguyên nhân tự nhiên như mưa lớn, động đất, sấm sét và lũ lụt. Theo thời gian, chúng tạo thành một kết cấu độc đáo và đẹp mắt. Vì có đặc điểm là hương thơm tự nhiên, chắc thịt, thớ gỗ mịn gần như không có xơ gỗ, chống ẩm cực kỳ tốt, không bao giờ lo bị mục nát nên gỗ âm trầm rất được ưa chuộng để làm đồ nội thất hoặc các tác phẩm truyền thần.
Ngoài ra, cây gỗ này vừa "quý" lại vừa "hiếm" còn bởi vì vì nó có số lượng vô cùng ít do thời gian hình thành gỗ rất lâu và nằm ở những địa hình rất khó khăn để khai thác. Nhiều người còn ví von việc tìm được cây gỗ này còn phụ thuộc vào vận may. Cũng vì thế nên gỗ âm trầm có giá trị rất cao, thậm chí là vô giá. Vào thời xưa, chỉ có vua chúa mới có thể sở hữu loại gỗ này.
(Tổng hợp)