Cả đời "đấu đá" vì danh vọng và tiền tài nhưng tiếc thay, đó không phải đích đến của thành công!
Ngoài mức lương 6 số với những danh mục đầu tư đầy ấn tượng, liệu rằng đây có phải là đích đến cuối cùng mà bạn khao khát? Hay hạnh phúc thực sự đến từ những điều nhỏ nhoi mà đôi khi chính bạn cũng chẳng hay biết?
- 06-02-202145 tuổi vẫn chưa nên được việc gì: Chẳng sao cả, thế giới này, các siêu anh hùng chỉ là thiểu số, còn phần lớn chúng ta chỉ là những người bình thường
- 06-02-2021Cả năm 2020 tài vận long đong khiến tôi nhận ra, không sớm làm điều quan trọng này thì sẽ mãi bất ổn
- 05-02-2021Nếu bị bắt vào viện tâm thần, bạn sẽ phải chứng minh mình bình thường như thế nào? Câu trả lời là đáp án rất hiển nhiên mà ít ai nghĩ tới
Mỗi ngày, các phương tiện truyền thông luôn không ngừng đưa tin về những người nổi tiếng đã vướng vào những vụ bê bối nào đó, hoặc là ngoại tình, hành hung hay ly hôn. Rồi sẽ có người vào chửi rủa, phê bình những người vướng phải bê bối đó. Thật buồn cười là dù ta có biết họ đã và đang vướng vào những hành động đáng chê trách nhưng rồi ta cũng không ngừng đọc tin tức về họ mỗi ngày. Và bất kể cho những tranh cãi mà họ phải đối mặt, chúng ta lại vẫn tiếp tục ngưỡng mộ họ vì tài năng hoặc sự hào nhoáng của hào quang nổi tiếng. Nhưng một câu hỏi đặt ra là, vậy liệu những người nổi tiếng và cả những người giàu có ngoài xã hội kia đã thực sự đạt được thành công hay chưa?
Giàu có và nổi tiếng không đồng nghĩa với thành công
Khi chúng ta đang sống trong thời đại mà mạng xã hội kiểm soát thế giới quan của mỗi người, việc nổi tiếng được nhiều người tự định nghĩa là vẻ bề ngoài hào nhoáng để thể hiện trên những trang mạng xã hội đó. Nhưng khi rời xa thế giới ảo kia, vẻ ngoài hào nhoáng chỉ là lớp vỏ bọc vô dụng, để đạt được thành công thực sự, chúng ta buộc lòng phải vật lộn và đấu tranh với cuộc sống không hề dễ dàng gặt hái từng chút một những mảnh ghép của sự thành công.
Trước hết hãy học cách điều tiết cảm xúc
Cảm xúc cũng là một yếu tố rất cần thiết cho sự thành công và đôi khi còn là tiền đề cho những mối quan hệ xã hội phát triển. Bất kể tâm trạng của bạn đang như thế nào, việc quản lý cảm xúc và khéo léo giải quyết các xung đột sẽ là bước đệm giúp bạn có nhiều cơ hội hơn để gần gũi với mọi người từ người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cả chính chúng ta.
Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp trong gia đình có một người đi làm và có thu nhập cao hơn. Khi đó họ lại bắt đầu sinh ra cảm giác tự tin vào bản năng của mình cả trong cách giao tiếp với bên ngoài lẫn ở nhà. Hay nói một cách khác, việc có thu nhập cao hơn là khiến họ nghĩ rằng mình luôn là người đúng, và không bao giờ lắng nghe ý kiến đóng góp của người còn lại.
Ngày qua ngày, sự mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa hai người cũng sẽ lên đến đỉnh điểm. Người bị hứng chịu sự uất ức vì mình nằm “thế dưới” sẽ bắt đầu cảm thấy bực tức, uất ức không thể giải bày cùng ai. Cuối cùng họ đem những uất ức đó đến công ty và đổ lên những người đồng nghiệp quanh mình. Lâu dần, việc không điều tiết được cảm xúc sẽ khiến bạn trở thành một người khó gần thậm chí là bị cô lập giữa công ty.
Khi mà bạn đang dành thời gian hàng giờ để theo đuổi tiền tài và danh vọng thì thay vào đó hãy dành thêm một ít thời gian để học cách quản lý cảm xúc của mình. Nếu trước nay bạn luôn giải quyết những xung đột bằng sự hung hăng và kích động thì hãy tập điều tiết lại và chịu mở lòng lắng nghe lời khuyên hoặc ý kiến của người khác trước khi hành động. Hãy nhớ rằng, khi chúng ta già đi thì chính cách quản lý cảm xúc sẽ là nền tảng để gầy dựng nên những mối quan hệ lâu dài, đây mới là giá trị cốt lõi đáng trân trọng thay vì lớp vỏ bọc hào nhoáng của sự giàu có và danh vọng tạo ra.
Bạn bè có thực sự là bạn bè, hay chỉ là những người bên cạnh bạn vì quyền lợi?
Chỉ cần mở đại một trang báo online nào đó, không khó để ta bắt gặp những bản tin như người nổi tiếng A đi chơi cùng người nổi tiếng B, đi ăn cùng người nổi tiếng C… Có vẻ như những người nổi tiếng đều có vô số bạn bè trong giới và trông họ thật thân thiết như kiểu chỉ cần mở danh bạ ra là họ đã có thể tìm được một ai đó giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn.
Nhưng rồi sự thật có phải vậy hay không? Những cuộc gọi mời rủ nhau đi chơi, du lịch, ăn uống tất nhiên sẽ được nhanh chóng hồi đáp, nhưng nếu bạn gọi vì vấn đề cá nhân, những rắc rối mình đang gặp phải thì liệu có mấy ai phản hồi ngay lập tức?
Do bản chất cạnh tranh và phấn đấu để đạt được thành công nên có rất nhiều người đã phải vật lộn trong việc thiết lập và nuôi dưỡng những mối quan hệ xã giao. Nhưng để tìm được một người bạn đúng nghĩa, một người bạn tâm giao hiểu mình thì dường như vô cùng hiếm hoi. Liệu đây có phải là thành công mà bạn mong muốn?
Cuộc sống xa xỉ có phải là cuộc sống trong mơ của bạn?
Tiền có phải là hạnh phúc hay không? Việc mua các vật phẩm mình muốn mà không cần phải nghĩ suy thường sẽ kích hoạt não bộ sinh ra cảm giác hưng phấn, vui vẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang hạnh phúc. Cũng giống như việc sử dụng ma túy, việc chi tiêu không suy nghĩ thực ra cũng chỉ là một “liều thuốc an thần” khiến bạn sinh ra cảm giác vui vẻ tức thời.
Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều người đã có trong tay vô số tài sản đáng giá, họ vung tay mua sắm không tiếc tiền nhưng rồi sau những cuộc tiêu hoang đó, họ vẫn không cảm thấy hài lòng. Họ cứ nghĩ rằng tận hưởng những cuộc vui về mặt tài chính là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực mà họ đạt được nhưng hóa ra điều đó lại không đúng lắm. Sự giàu có mang lại cảm giác thoải mái nhưng nhưng điều nhỏ nhặt trong cuộc sống như những mối quan hệ thân thiết, sở thích, đam mê của bản thân… mới chính là những thứ tạo ra niềm hạnh phúc thực sự.
Những điều nhỏ bé và giản đơn đó luôn ở xung quanh chúng ta, chỉ cần chịu khó dừng lại và quan sát, bạn sẽ nhận ra đâu là hạnh phúc mà bạn đang tìm kiếm. Lái một chiếc Ferrari hay nắm trong tay vô số tài sản cuối cùng chỉ là vỏ bọc dối trá, suy cho cùng thành công phải xuất phát từ sự hạnh phúc mà hạnh phúc lại không đến từ vật chất mà hãy lắng nghe từ ngay con tim của mình.
Doanh nghiệp & Tiếp thị