Cá lớn nặng 100kg bơi đầy sông, dân làng mang cả lưới ra định bắt nhưng bị cảnh sát cản lại ngay: Nguyên nhân được lý giải bất ngờ
Một lượng cá khủng bỗng xuất hiện trong khu vực sông tại đây, khiến nhiều người mừng thầm.
- 22-04-2024Bình xăng ô tô dung tích 44L nhưng đổ hơn 56L mới đầy: Cảnh sát ập đến khám xét 2 cây xăng, phát hiện hành vi gian lận tinh vi, người dân cẩn thận kẻo mất tiền
- 21-04-20243 người đàn ông mua nhẫn vàng lúc đỉnh giá, thanh toán được vài tiếng thì bất ngờ bị chủ tiệm gọi điện báo cảnh sát: Chiêu thức lừa đảo tinh vi bị vạch trần
Trong xã hội ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã giúp cuộc sống của chúng ta trở nên vô cùng tiện lợi. Nhưng trong khi theo đuổi cuộc sống vật chất, con người cũng vô tình để lại những thiệt hại nhất định cho thế giới tự nhiên.
Đơn cử như môi trường sinh thái sông Dương Tử tại Trung Quốc từng bị ô nhiễm một thời gian do xây dựng hàng loạt đập thủy điện cùng phương pháp đánh bắt cá bằng xung điện, gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Điều này cũng khiến số lượng cá ở vùng nước xung quanh đập Tam Hiệp giảm mạnh, gây ra mối đe dọa lớn cho đa dạng sinh học và trữ lượng cá nơi đây.
Trên thế giới, mọi sinh vật đều có một ý nghĩa nhất định trong chuỗi sinh thái. Sự biến mất của sinh vật này hoàn toàn có thể dẫn tới nguy hại cho những loài sinh vật khác, trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra phản ứng dây chuyền của hệ sinh thái nơi đây, gây tác động xấu đến chất lượng nước và sự phong phú loài ở đập Tam Hiệp nói riêng và sông Dương Tử nói chung.
Trong suốt lịch sử, sông Dương Tử cung cấp tài nguyên, phục vụ sản xuất và vận chuyển lương thực. Ảnh minh họa: Internet
Để khắc phục vấn đề đó, "Kế hoạch cấm đánh bắt cá 10 năm" trên sông Dương Tử đã được triển khai từ năm 2020. Sau khi lệnh cấm đánh bắt được thực hiện, mọi hoạt động sản xuất thủy sản, bao gồm đánh bắt, chăn nuôi và buôn bán, sẽ bị cấm trong vùng nước tự nhiên của lưu vực sông Dương Tử. Kế hoạch này được thực hiện rất nghiêm ngặt và bất cứ ai vi phạm cũng đều bị xử lý rất nghiêm ngặt.
Kế hoạch này đem lại sự thay đổi đáng kể cho sông Dương Tử sau một vài năm đi vào thực hiện. Cụ thể, năm 2023, trên mạng xã hội Trung Quốc, một đoạn video ghi lại hình ảnh một lượng lớn cá da trơn xuất hiện tại đập Tam Hiệp đã trở nên nổi tiếng. Kích thước của loài cá này rất lớn. Theo người đăng video ước tính, có con có thể nặng tới 100 kg.
Tình trạng này khiến nhiều người vui mừng vì cho rằng môi trường sinh thái sông Dương Tử đã được cải thiện rất nhiều.
Một lượng lớn cá xuất hiện tại đập Tam Hiệp với kích thước rất lớn. Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, vì lệnh cấm vẫn đang diễn ra và được thực hiện, chính quyền địa phương nhanh chóng khuyến cáo người dân tiếp tục chấp hành, không được đánh bắt cá. Điều này cũng ngăn cản nhiều dân làng có ý định mang lưới, mang cần câu ra khu vực gần đập Tam Hiệp để đánh bắt cá.
Tại sao có số lượng cá da trơn lớn như vậy xuất hiện?
Sự tồn tại của đập Tam Hiệp đã cung cấp nhiều môi trường sống cho cá và có thể tránh được sự tấn công của một số thiên địch một cách hiệu quả. Vì vậy, các loài cá ở sông Dương Tử bắt đầu sinh sản trên quy mô lớn, trong đó có cá da trơn.
Ngoài ra, một điểm khác cũng rất quan trọng là số lượng cá tăng lên ở sông Dương Tử có liên quan trực tiếp đến chính sách cấm đánh bắt cá. Trong quá trình thực hiện kế hoạch cấm đánh bắt cá, vai trò bảo vệ môi trường đã bước đầu nhìn thấy kết quả. Nhiều loại cá có thể yên tâm phát triển mạnh ở sông Dương Tử.
Vì cá da trơn là loài săn mồi có kích thước lớn ở sông Dương Tử nên nó chỉ có thể tồn tại khi môi trường sinh thái của thủy vực đó đạt đến một mức nhất định. Sự xuất hiện đông đảo của loài cá này cũng chứng tỏ môi trường sinh thái của sông Dương Tử quả thực đã được cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sự xuất hiện của nó sẽ không ảnh hưởng gì đến sông Dương Tử mà trái lại, nó cũng sẽ mang đến những áp lực nhất định cho các loài cá khác. Bởi vì một khi số lượng của nó tăng lên thì nó sẽ cần tiêu thụ rất nhiều thức ăn, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của các loài cá khác.
Sự tồn tại của đập Tam Hiệp đã cung cấp nhiều môi trường sống cho cá và có thể tránh được sự tấn công của một số thiên địch trong tự nhiên. Ảnh minh họa: Internet
Không được đánh bắt, vậy xử lý thế nào với lượng lớn cá xuất hiện?
Mặc dù sự xuất hiện của cá da trơn sẽ có tác động nhất định đến môi trường sinh thái sông Dương Tử nhưng các chuyên gia cho rằng, không cần quá lo lắng chứ đừng nói đến việc phải có những hành động quyết liệt chống lại chúng.
Bởi vì trong toàn bộ hệ sinh thái của sông Dương Tử, dù là loại sinh vật nào thì chúng đều có mối liên hệ chặt chẽ, bao gồm cả điều kiện phát triển và hạn chế. Chỉ bằng cách này, một hệ sinh thái hoàn chỉnh mới có thể được hình thành.
Vì vậy, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp tích cực để đối phó với sự xuất hiện của cá da trơn, chẳng hạn như có thể tăng mật độ trồng cây thủy sinh ở sông Dương Tử một cách thích hợp.
Bằng cách này, nó có thể cung cấp môi trường sống tốt cho các loài cá khác và cũng có thể tránh được sự tấn công của cá săn mồi một cách hiệu quả.
Ngoài ra, một số biện pháp kiểm soát nhân tạo cũng có thể được thực hiện để kiểm soát số lượng cá da trơn, chẳng hạn như chính quyền địa phương có thể lên kế hoạch di chuyển bớt sang các ao nuôi cá khác.
*Nguồn: Sohu
Nhịp sống thị trường