Các CEO thành công nhất trong lĩnh vực công nghệ theo đuổi chuyên ngành gì khi học đại học?
Đối với nhiều người, bằng đại học có thể quyết định quỹ đạo cuộc đời của họ. Tuy nghiên, tấm bằng loại ưu không đảm bảo rằng bạn sẽ tạo ra một công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỷ đô la. Đối với một số người thành công nhất trong lĩnh vực công nghệ thế giới, chuyên ngành đại học liên kết hoàn hảo với những thành công họ đạt được. Nhưng phần lớn còn lại có nền tảng giáo dục khác nhau, thậm chí từng theo học những chuyên ngành không liên quan đến công nghệ.
- 14-05-2017Bạn sẽ bất ngờ khi biết đến những cách đầu tư tiền bạc thông minh của các tỷ phú
- 09-05-2017CEO Uber: Từ cậu bé 18 tuổi gõ cửa từng nhà để tiếp thị bán dao đến tỷ phú nổi danh khắp thế giới
- 07-05-2017Học cách cha tỷ phú Elon Musk dạy con trở thành doanh nhân thành đạt
- 03-05-2017Các tỷ phú giàu nhất thế giới đã sắp xếp thời gian "nghỉ phép" như thế nào?
- 01-05-2017Hành trình trở lại ngoạn mục của tỷ phú từng bị xua đuổi khỏi thung lũng Silicon và đại học Stanford
Reed Hastings - CEO của Netflix - tốt nghiệp cử nhân Toán học tại Đại học Bowdoin và thạc sĩ ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford. Reed Hastings từng hoãn việc nhập học đại học một năm để tiếp tục công việc làm thêm mùa hè: bán máy hút chân không. Khi theo học ở Bowdoin, ông điều hành câu lạc bộ Outing của trường, thường xuyên tổ chức các chuyến leo núi, dã ngoại cho cả nhóm.
Jack Ma - Ông chủ của Alibaba tốt nghiệp Cử nhân tiếng Anh tại Đại học Hàng Châu và lấy bằng MBA của trường Kinh doanh Cheung Kong. Jack Ma đã thi đại học 4 lần mới đỗ vào chuyên ngành tiếng Anh của trường Đại học Hàng Châu. Mặc dù vậy, hiện giờ ông là một trong những tỷ phú hàng đầu Trung Quốc với tài sản hơn 30 triệu USD.
Susan Wojcicki - CEO của Youtube tốt nghiệp cử nhân lịch sử và văn học tại Đại học Harvard, sau đó theo học thạc sĩ Quản trị kinh doanh đại học Santan Cruz. Wojcicki sinh ra trong một gia đình có truyền thống học hàng và được cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng. Theo định hướng ban đầu, bà sẽ học đến học vị Tiến sĩ kinh tế. Nhưng khi tìm thấy niềm đam mê về công nghệ, bà đã quyết định thay đổi con đường của mình. Sau khi trúng tuyển vào Google, sự nghiệp công nghệ của bà liên tục phát triển.
Reid Hoffman - CEO của LinkedIn có bằng cử nhân khoa học hệ thống biểu tượng, Cử nhân khoa học nhận thức của Đại học Stanford và Thạc sĩ triết học của Đại học Oxford..
Travis Kalanick - CEO của Uber dừng việc theo đuổi chuyên ngành kỹ sư máy tính ở trường UCLA khi chưa tốt nghiệp và bắt đầu làm việc cho Scour, một công cụ tìm kiếm.
Meg Whitman - CEO của Hewlett Packard Enterprise từng theo học chuyên ngành kinh tế tại đại học Princeton. Sau đó, bà lấy bằng MBA tại đại học Harvard. Ban đầu, bà muốn trở thành một bác sĩ và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, sau một kỳ nghỉ hè làm thêm công việc bán quảng cáo cho một tạp chí, Meg đã quyết định chuyển sang theo đuổi chuyên ngành kinh tế.
Satya Nadella, CEO của Microsoft từng theo học chuyên ngành kỹ sư điện ở học viện công nghệ Manipal, bằng Thạc sĩ tại trường đại học Wisconsin Milwaukee và bằng MBA tại trường kinh doanh Chicago Booth. Mặc dù được sinh a ở Ấn Độ, ban đầu mơ ước của Nadella là trở thành một cầu thủ cricket chuyên nghiệp. Sau đó, ông nhận ra niềm đam mê "muốn tạo ra một thứ gì đó" và quyết tâm theo đuổi khoa học và công nghệ.
Elon Musk - CEO của Tesla và SpaceX đã tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý ở trường cao đẳng Pennsylvania và chuyên ngành kinh tế ở trường Kinh doanh Wharton. Trước khi theo đuổi mơ ước "đưa người lên sao Hỏa", Elon từng rất thành công với việc kinh doanh từ khi chưa tốt nghiệp đại học. Khi ở trường đại học Pennsylvania, Elon Musk đã thuê một ngôi nhà lớn có 12 phòng ngủ và biến nó thành một câu lạc bộ đêm. Những hôm đông khách, câu lạc bộ của Elon có thể có tới 500 người.
Evan Spiegel, CEO trẻ tuổi của Snapchat bỏ dở việc học chuyên ngành Thiết kế sản phẩm của đại học Stanford để gây dựng sự nghiệp của riêng mình. Dù chỉ còn 3 môn học nữa là có thể nhận được bằng, nhưng Evan vẫn quyết định nghỉ học để dành toàn lực cho Snapchat.
Ông chủ của tập đoàn công nghệ lớn bậc nhất thế giới Microsoft đã từ bỏ việc học tại Đại học Harvard để theo đuổi đam mê của mình. Khi nghỉ học, Bill Gates còn chưa quyết định theo chuyên ngành gì. Ông thường dùng phần lớn thời gian của mình để nghịch máy tính ở trường. Trong một cuộc phỏng vấn với Reddit AMA, Bill Gates thừa nhận, thời đi học ông ít khi tới lớn, nhưng lại thường xuyên có mặt ở các lớp học ông không đăng ký.
CEO Tim Cook của Apple đã sở hữu bằng kỹ sư công nghiệp của đại học Auburn và bằng MBA của trường kinh doanh Duke University's Fuqua.
Ông chủ của Facebook thì chưa hoàn thành việc học ở chuyên ngành khoa học máy tính và tâm lý học ở Đại học Harvard.
CEO Larry Page của công ty Alphabet có bằng cử nhân khoa học máy tính của trường Đại học Michigan và thạc sĩ khoa học máy tính của Đại học Stanford.
Tỷ phú giàu thứ 2 thế giới Jeff Bezos đã tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư điện và khoa học máy tính tại đại học Princeton. Khi còn đi học, ông cũng lãnh đạo của chương trình Khám phá và phát triển không gian của sinh viên.
BI