Các chủ nợ lớn nhất của Novaland: MB cho vay 14 khoản tổng trị giá hơn 9.400 tỷ đồng, nhưng vẫn đứng sau một ông lớn nước ngoài
Novaland tại thời điểm 31/12/2022 vay nợ tổng cộng 64.868 tỷ đồng, trong đó cơ cấu phân chia khá cân bằng khi 35% từ các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư nước ngoài, 31% từ các ngân hàng trong nước và 29% từ các công ty chứng khoán.
- 18-04-2023Novaland được thỏa thuận 'giải phóng' 2.500 tỷ để tái cơ cấu nợ tại ngân hàng
- 18-04-2023Novaland (NVL) công bố BCTC kiểm toán, lãi sau thuế giảm 111 tỷ so với báo cáo tự lập
- 16-04-2023Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Yêu cầu hoàn thành kiểm tra vướng mắc dự án của Novaland và DIC Corp trước 20/4/2023
Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022.
Báo cáo cho biết, tại thời điểm 31/12/2022, Novaland vay nợ 64.868 tỷ đồng, trong đó bao gồm 29.202 tỷ đồng ngắn hạn và 35.667 tỷ đồng dài hạn.
Thống kê cho thấy, chủ nợ lớn nhất của Novaland hiện nay là Credit Suisse AG. Tổ chức này đang nắm giữ 8.240 tỷ đồng trái phiếu dài hạn tại Novaland, đồng thời còn có 1.905 tỷ đồng cho vay ngắn hạn và 1.175 tỷ đồng cho vay dài hạn.
Đứng thứ hai là ngân hàng Quân Đội (MB) với 9.428 tỷ đồng. Báo cáo tài chính của Novaland cho thấy MB có 14 khoản vay với Novaland, bao gồm cả ngắn hạn (150 tỷ đồng), dài hạn (3.100 tỷ đồng) và trái phiếu (6.178 tỷ đồng).
Đứng thứ ba là các trái phiếu do Công ty chứng khoán VPS làm đầu mối, với 3 gói tổng giá trị 7.000 tỷ đồng.
Ngoài VPS, Novaland phát hành trái phiếu qua nhiều công ty chứng khoán khác, như Chứng khoán dầu khí (3.500 tỷ đồng), Chứng khoán BSC (3.053 tỷ đồng), Chứng khoán Tân Việt (2.195 tỷ đồng).
Một số tổ chức, quỹ đầu tư nước ngoài khác cho vay lớn tại Novaland gồm Dallas Vietnam Gamma (4.620 tỷ đồng), Credit Opportunities III (2.373 tỷ đồng), Seatown Private Credit Master Fund (2.343 tỷ đồng).
Nếu phân loại theo chủ nợ, có thể thấy Novaland phân chia khá cân bằng khi 35% từ các tổ chức tài chính nước ngoài (gần 23.000 tỷ đồng), 31% từ các ngân hàng trong nước (20.160 tỷ đồng) và 29% từ các công ty chứng khoán trong nước (19.300 tỷ đồng).
Nhịp sống thị trường