Các chuyên gia giáo dục khắp nơi trên thế giới chia sẻ về những cách thức đặc biệt để nuôi dạy con cái vượt trội từ khi còn nhỏ
Một loạt chuyên gia đã chia sẻ cách họ nuôi dạy con cái cùng những giá trị mà họ cho là quan trọng nhất trong quá trình lớn lên của con.
- 19-06-2020Nam sinh cấp ba nhảy sông cùng lời nhắn bi thiết: 'Kiếp sau, mong rằng mẹ đừng làm mẹ của con nữa' và sai lầm tử huyệt của rất nhiều phụ huynh khi giáo dục con cái
- 05-06-202010 bài học giáo dục kinh điển của người Do Thái và cách họ bồi dưỡng ra thế hệ ưu tú tiếp theo
- 19-05-202062 điều về giáo dục gia đình của người Đức và đây là cách họ bồi dưỡng nên những đứa trẻ tự giác kỉ luật, có tiền đồ
Trong một cuộc hội thảo toàn cầu, những chuyên gia giáo dục hàng đầu của các châu lục đã tụ họp và chia sẻ những phương pháp đặc biệt mà họ dùng để giáo dục chính con cái mình. Những phương pháp này cũng là "kim chỉ nam" cho hoạt động nuôi dạy con tại nhà của tất cả các bậc cha mẹ, dù ở bất kỳ nơi đâu.
Nội dung chi tiết của những phương pháp được chia sẻ trong buổi hội thảo đó bao gồm những lời khuyên thú vị sau đây:
1. Châu Á
Quratulain Zaidi, nhà tâm lý học lâm sàng, người sáng lập Thực hành Tâm lý học MindnLife có trụ sở tại Hồng Kông đưa ra lời khuyên về tầm quan trọng trong việc dạy trẻ về sự tử tế, biết cách vượt qua khó khăn và thất bại.
Cô cho rằng bố mẹ nhất định phải quan tâm đến việc trẻ TỬ TẾ VỚI BẢN THÂN VÀ VỚI NGƯỜI KHÁC. Đây là cách chúng ta giúp con tăng sự đồng cảm, biết thấu hiểu, yêu thương và lắng nghe người khác. Bước đầu tiên của việc nuôi dạy sự tử tế là tạo ra một môi trường lý tưởng cho con. Môi trường đó chính là một gia đình khiến con cảm thấy thoải mái khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của chúng, nơi chúng được quan tâm, hướng dẫn và không cảm thấy sợ hãi khi lỡ phạm sai lầm.
Muốn làm được những điều trên đòi hỏi nỗ lực liên tục và sự tham gia tích cực của cả bố mẹ và con cái. Hãy để nội dung cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và các con là về những lời khuyến khích, động viên, sự tin tưởng và ủng hộ, hơn cả là tình yêu thương dành cho con.
Bố mẹ cũng không nên để con bỏ cuộc quá dễ dàng khi gặp khó khăn. Mặc dù điều này rất khó khăn - đặc biệt là trong thời đại của thế hệ hài lòng tức thì. Nghĩa là trẻ em ngày nay mong đợi kết quả và phần thưởng ngay lập tức, vì vậy sự kiên trì và chăm chỉ sẽ bị trẻ đánh giá thấp bởi vì nó khó đạt được trong thời gian ngắn.
Bố mẹ cũng không nên để con bỏ cuộc quá dễ dàng khi gặp khó khăn - Ảnh minh họa.
Điều cuối cùng là dạy con cách đối diện những thất bại và thành công bằng cách cho con cơ hội để đối phó với những cảm giác khó chịu và những tình huống khó khăn. Bởi chỉ khi được rèn luyện cách đối mặt với những điều này chúng mới tìm ra được cách vượt qua những khó khăn ấy. Cứ để con vật lộn với bài tập khó, với mối quan hệ ở trường lớp với bạn bè thầy cô hay với những nhiệm vụ đòi hỏi kết quả cao. Sau một thời gian rèn luyện con sẽ trở nên độc lập một cách đáng tự hào.
2. Châu Phi
Mia Von Scha, chuyên gia tư vấn cha mẹ về việc nuôi dạy con cái, làm việc tại Nam Phi lại đưa ra lời khuyên về việc dạy con tự tin.
Không ai làm xuất sắc ngay ở lần đầu tiên. Bởi vậy nếu bố mẹ muốn con có được điều tuyệt vời ở bất cứ điều gì thì đều cần mang đến cho con thời gian và sự kiên nhẫn. Đừng bảo con từ bỏ một điều gì đó chỉ vì con chưa làm hoàn hảo trong những lẫn đầu, hãy để con được thử lại, học hỏi và tự cải tiến cách làm của mình.
Bố mẹ cần dạy con cách nói "Con có thể làm được" thay vì liên tục bao bọc và ngăn cảm con làm những điều sáng tạo. Ngay khi từ không thể được thốt ra, bộ não của con sẽ ngừng cố gắng và tạo ra những năng lượng tiêu cực chán nản cho công việc đó. Bởi vậy, nếu muốn con làm tốt hãy luôn thúc đẩy tinh thần của con.
Dạy con nhìn vào những điều tích cực, động viên con khi chúng đạt được một thành tựu nào đó dù nhỏ nhoi. Hãy nhắc nhở con rằng đừng bao giờ nghe theo ý kiến của người khác quá nhiều. Tất cả chúng ta đều nhìn nhận thế giới thông qua những gì chúng ta tin và kinh nghiệm sống đơn thuẩn của mỗi người. Vì vậy, ở bất cứ điều gì con làm sẽ có người hỗ trợ và cũng có người cản trở con. Điều quan trọng là con biết lắng nghe và tin tưởng vào bản thân mình.
3. Châu Âu
Elizabeth O'Shea, chuyên gia tư vấn cha mẹ về việc nuôi dạy con, tác giả và giám đốc của Parent 4 Success, có trụ sở tại Anh.
Mọi đứa trẻ cần được giao việc vặt và phụ giúp mọi người trong gia đình vì chính con cũng là một phần của gia đinh. Nếu cha mẹ đối xử với con như những nàng công chúa hay chàng hoàng tử thì chúng sẽ trở thành những đứa trẻ hống hách khó bảo. Khi được dạy dỗ một cách bình đẳng và tôn trọng, tính cách của con cũng vì thế mà thay đổi theo. Làm việc nhà còn giúp trẻ tự lập trong cuộc sống, tự tin vào bản thân mình và biết trân trọng mọi điều hơn.
Trẻ nhỏ sẽ bắt chước tất cả những hành vi của bố mẹ mình, bởi vậy hãy luôn là một tấm gương tốt cho con. Khi bố mẹ khen ngợi trẻ nhỏ, đừng chỉ sử dụng những từ chung như tốt, tuyệt vời, giỏi lắm mà hãy sử dụng một lời khen trung thực, thể hiện cảm nhận của bố mẹ về việc làm của trẻ. Điều này giúp con đánh giá rõ được mức độ thành công của mình, không khiến con cảm thấy tự mãn và muốn tiếp tục cố gắng cho những lần tiếp theo.
4. Châu Úc
Michael Carr-Gregg, nhà tâm lý học, phát thanh viên, chuyên gia về nuôi dạy con cái tại Australia.
Nguyên tắc trong nuôi dạy con cái của tôi là đừng để con lôi kéo chúng ta vào những cuộc cãi vã. Khi cuộc xung đột giữa bố mẹ và con cái trở nên căng thẳng, hãy giữ bình tĩnh. Đó là cách tốt nhất để làm mọi thứ ổn thỏa hơn trong mối quan hệ gia đình.
Thời điểm mà các con bước vào tình trạng la hét, buồn bã hay có cảm xúc và hành động tiêu cực với bố mẹ, chúng ta cần thông cảm, nói chuyện tử tế, hành động tôn trọng với con. Điều này không có nghĩa là bố mẹ phải hạ mình chiều theo những yêu cầu của con mà là sử dụng cách cư xử như những người bình đẳng. Hãy cho con thời gian để bình tĩnh suy nghĩ và nhận ra những điều phải làm tiếp theo. Cách làm này sẽ giúp con hợp tác với bố mẹ hơn trong những cơn khủng hoảng tiếp theo.
Có rất nhiều bố mẹ hò hét con mỗi ngày về việc ngăn nắp, giữ gìn phòng của con sạch sẽ như li như lau. Nhưng sự thật là bố mẹ không nên quá lo lắng về những căn phòng không gọn gàng. Cứ cho phép con để phòng của chúng bừa bộn một chút và chúng sẽ tự nhận ra được hậu quả tự nhiên của hành động đó sớm thôi. Ví dụ, con không thể tìm thấy đồ đạc khi cần hay hết quần áo sạch để mặc vì quên giặt quần áo. Những bài học như vậy sẽ hiệu quả hơn là những lời nhắc nhở ra rả mỗi ngày của bố mẹ.
Báo Dân sinh