Các công ty Trung Quốc đang đe dọa vị thế "ông vua" đồ chơi của Lego ở quốc gia tỷ dân nhờ khai thác vào điểm chí mạng này
Công ty đồ chơi Lego có chính sách không tạo ra các mô hình thiết bị quân sự thực tế. Và các đối thủ Trung Quốc đã khai thác điều này.
- 30-11-2022'Giàu không đợi tuổi': Nhóm các 'nhóc tì' chưa đến 10 tuổi nhưng kiếm được hơn 7 tỷ đồng chỉ nhờ ... chơi đồ chơi
- 23-06-2022Câu chuyện thành công của LEGO: Từ xưởng mộc nhỏ từng phá sản đến doanh nghiệp được ví như "Apple của đồ chơi"
- 10-04-2021Người bán hết nhà cửa, công ty thậm chí cả đồ chơi của con để 'tất tay' mua Bitcoin từ năm 2017 giờ ra sao?
- 10-03-2021Những bộ đồ chơi Lego đắt hàng nhờ đại dịch, Trung Quốc góp công lớn
Thu hút lượng khách hàng trẻ
Nếu như một số người có niềm đam mê với thể thao, thần tượng một ca sĩ nhạc pop hoặc một nhà văn.. thì với Li Haochen, đó là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Chàng trai 25 tuổi hứng thú bởi những bức ảnh về khí tài quân sự mới giống như cách mà người hâm mộ điện ảnh háo hức xem các đoạn giới thiệu cho một bộ phim bom tấn sắp ra mắt.
Năm ngoái, Li đã dành thời gian rảnh để theo dõi việc hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm thứ 3 của Trung Quốc, chiếc “Fujian”.
Ở Trung Quốc, những “người hâm mộ” như Li ngày càng có ảnh hưởng lớn trong những năm gần đây. Diễn đàn dành cho người hâm mộ quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc có tên Tiexue, hay “Iron Blood”, đã có hơn 10 triệu người dùng cho đến khi đóng cửa vào năm 2022.
Các cộng đồng người hâm mộ quân đội cũng đã phát triển trên các nền tảng xã hội của Trung Quốc như Weibo, Bilibili và Zhihu.
Giờ đây, những người hâm mộ PLA cuồng nhiệt cũng đang thể hiện sự hiện diện của họ ở một lĩnh vực khác: thị trường đồ chơi.
Các thương hiệu đồ chơi trong nước đã bắt đầu tung ra các mô hình kiểu Lego dựa trên các hệ thống vũ khí của Trung Quốc, với hy vọng thu hút một thế hệ trẻ yêu nước mới.
Một mẫu đồ chơi tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.
Bằng cách đó, các công ty Trung Quốc hy vọng sẽ vượt qua Lego. Công ty Đan Mạch từ lâu đã thống trị thị trường đồ chơi của Trung Quốc, thị trường đã tăng từ 14,2 tỷ nhân dân tệ (2,1 tỷ USD) năm 2017 lên 20,6 tỷ nhân dân tệ vào năm 2021.
Nhưng Lego có chính sách không tạo ra các mô hình thiết bị quân sự thực tế. Và các đối thủ Trung Quốc đã khai thác điều này.
Chiến lược của các công ty đồ chơi Trung Quốc
Chiến lược dường như đang hiệu quả. Các thương hiệu Trung Quốc cho biết họ đã đạt được một số thành công lớn với các sản phẩm lấy cảm hứng từ PLA.
Khi Sembo - một công ty đồ chơi có trụ sở tại tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc - ra mắt mô hình tàu sân bay “Shandong” vào năm 2020, doanh thu hàng năm của công ty đã tăng 30%.
Lin Zezhe, tổng giám đốc của Sembo cho biết trong một phát biểu năm 2021 rằng, dựa trên dữ liệu bán hàng trực tuyến, thậm chí nhiều người tiêu dùng nữ cũng thích sản phẩm này.
Li, cũng từ bỏ Lego để chuyển sang mua đồ chơi của các hàng nội địa.
Năm ngoái, anh ấy đã mua một bộ "Fujian” yêu thích của mình do thương hiệu Trung Quốc Toptoy sản xuất và đã rất ấn tượng.
Li và bộ đồ chơi mô phỏng tàu sân bay Fujian.
Với khoảng 4.000 chi tiết, bộ đồ chơi mô phỏng tàu sân bay này có thể đạt được mức độ chân thực rất cao trong chiều dài mô hình khoảng 1 mét, Li cho biết.
Hiện tại có hơn 100 công ty đồ chơi khối ở Trung Quốc, hầu hết tập trung ở Shantou, một thành phố ven biển phía nam.
Trong những năm 1980 và 1990, các công ty chủ yếu sản xuất đồ chơi cho các thương hiệu quốc tế. Sau đó, khi sự phát triển của trò chơi điện tử làm gián đoạn ngành công nghiệp đồ chơi vật lý, họ chuyển sang thị trường nội địa và bắt đầu sản xuất sản phẩm đồ chơi của riêng mình.
Nhưng các công ty này phải mất một thời gian dài để phát triển các sản phẩm độc đáo, cạnh tranh.
“Lúc đầu, chúng tôi không có nhiều ý tưởng để phát triển sản phẩm, vì vậy chúng tôi chủ yếu làm theo những gì đã phổ biến trên thị trường, chẳng hạn như cảnh sát, lính cứu hỏa và quân đội,” Liu Zhaowen, giám đốc tiếp thị của Quảng Đông QMAN Toys, cho biết.
Được thành lập vào năm 1994, QMAN bắt đầu nhắm mục tiêu đến trẻ em dưới 12 tuổi. Nhưng trong những năm gần đây, hãng đã mở rộng cơ sở khách hàng của mình bằng cách hướng đến những người hâm mộ quân đội với các bối cảnh chiến trường thực tế hơn bao giờ hết.
Các mẫu đồ chơi mô phỏng J-20 và DF-41 của hãng QMAN.
Liu cho biết hai trong số những sản phẩm mới phổ biến nhất của họ bao gồm các mô hình máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41...
Echo Chen, 30 tuổi đến từ Thượng Hải, bắt đầu lắp ráp các mô hình hệ thống vũ khí của Trung Quốc từ 2 năm trước. Bộ đầu tiên cô mua là mô hình DF-21D của Sembo, một hệ thống tên lửa thường được gọi là “sát thủ tàu sân bay”.
Đối với Chen, bộ ảnh gợi lại những ký ức khi nhìn thấy tên lửa được công bố trong cuộc duyệt binh năm 2015 ở Bắc Kinh.
Nhịp sống Thị trường