Các đầu bếp tiết lộ câu chuyện thú vị khi nấu ăn trong môi trường 'xê dịch'
Nấu nướng bình thường đã gặp nhiều khó khăn thì việc tạo ra các món ăn trong môi trường 'xê dịch' càng vất vả hơn.
- 19-10-20224 quy tắc người có EQ cao nắm giữ để thăng tiến trong sự nghiệp
- 19-10-20226 điều không nên nói để cuộc sống trọn vẹn từ gia đình đến sự nghiệp
- 18-10-2022Chàng ngố trong phim Châu Tinh Trì: Chỉ diễn vai phụ nhưng khiến khán giả không quên, trở thành triệu phú nhờ sáng tạo trò chơi
- 18-10-2022Phần của quả táo thường bị vứt bỏ nhưng lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
- 17-10-2022Nhà giáo dục Nhật Bản phát hiện việc bố trí phòng khách ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ
Đứng nấu ăn cho biết bao thực khách là một công việc khá vất vả và đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn. Và có những đầu bếp lại càng "siêu nhân'' hơn khi họ chế biến những món ngon trong "môi trường xê dịch".
Nấu ăn trên tàu hỏa là cảm giác như thế nào?
Russell Seymour đã làm việc cho Journey Beyond trong 13 năm và là đầu bếp trên chuyến tàu sang trọng Ấn Độ Thái Bình Dương chạy giữa Sydney, Adelaide và Perth.
Công việc hàng ngày của đầu bếp này là chuẩn bị các món ăn đậm chất vùng miền. Nấu ăn trên tàu hỏa là một thử thách rất lớn vì tàu liên tục lắc lư. Không gian chật hẹp trong nhà bếp của toa tàu chỉ vừa vặn cho hai đầu bếp đứng chung với nhau.
Họ nấu ăn bằng bếp điện để giữ an toàn tuyệt đối. Russell Seymour và đồng nghiệp cần đảm bảo lượng nước đầy đủ để nấu ăn và lượng thực phẩm phục vụ cho mỗi chuyến tàu một cách cẩn thận, chính xác nhất.
Các đồ ăn thường được làm lạnh và lưu trữ trong không gian vừa phải. Dù có chút vất vả nhưng Russell Seymour đã quá quen với việc nấu ăn trong không gian chật hẹp.
Không gian nấu ăn trên tàu hỏa chỉ dành cho 2 người.
Còn trên máy bay thì sao?
Paige Morse là một tiếp viên hàng không hạng thương gia quốc tế có trụ sở tại Sydney, đã làm việc cho Qantas được 5 năm.
Nhiệm vụ của Paige Morse là nắm bắt thực đơn và nói chuyện với các hành khách để ghi rõ yêu cầu của họ. Một người trong nhóm phi hành đoàn sẽ có nhiệm vụ tính toán thực phẩm cần thiết để chuẩn bị các bữa ăn vì họ có khoảng 70 khách hạng thương gia.
Vì không gian và thời gian hạn chế nên có một số món ăn đã được chuẩn bị trước, phi hành đoàn có nhiệm vụ hoàn thiện chúng trước khi mang tới cho hành khách.
Đây là một thử thách "khó xơi" vì không gian trong khoang máy bay rất hạn chế. Họ có 4 lò nướng nhỏ, một máy pha cà phê espresso, một máy ép bánh mì sandwich và một số thiết bị nhỏ gọn khác.
Tất cả đều phải ăn khớp, kết hợp nhịp nhàng với nhau để cho ra những món ăn vẫn giữ được hương vị và độ ấm cần thiết.
Nữ tiếp viên hàng không tỷ mẩn làm món ăn cho khách hàng.
Đầu bếp trên tàu du lịch
Mark Oldroyd đã có 22 năm phục vụ tại Cunard và là bếp trưởng của tàu Queen Elizabeth. Công việc của ông là chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động nấu nướng trên con tàu sang trọng bao gồm các quầy ăn mặn và đồ ngọt. Mark Oldroyd cũng phụ trách quản lý việc đặt hàng và kiểm soát hàng tồn kho.
Việc nấu ăn trên tàu rất áp lực vì họ hoạt động liên tục. Khi biển động thì việc nấu ăn càng cần phải đảm bảo sự chỉn chu và cẩn thận hơn.
Tiêu chuẩn của con tàu hạng sang là luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất có thể và thực đơn đa dạng thay đổi hàng ngày. Hiện tại, họ làm ra 12.000 bữa ăn mỗi ngày và phục vụ bữa sáng, bữa trưa, bữa trà chiều, đồ ăn nhẹ tại quầy bar, bữa tối cùng dịch vụ phòng 24 giờ hàng ngày.
Mark Oldroyd rất yêu công việc đầu bếp của mình.
Mark Oldroyd cho hay ông yêu việc nấu ăn trên tàu vì thích sự di chuyển của nó. Được làm việc với những người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau giúp Mark Oldroyd tạo ra nhiều món ăn phong phú, đa dạng hơn.
Ông cũng có cơ hội nếm thử trực tiếp các món ăn từ mọi nơi trên thế giới khi tàu cập bến. Việc có thể đặt chân tới các quốc gia và thành phố khác nhau mỗi ngày là một đặc ân và là một trải nghiệm sống vô giá.
Nấu ăn nơi hoang dã
Juma Mbwana Kilo đã là đầu bếp tại Sanctuary Retreats trong 24 năm qua. Nhiệm vụ của ông là cùng hai đầu bếp khác làm việc trong căn bếp di động quanh Vườn Quốc gia Serengeti để phục vụ những du khách khám phá các loài động vật hoang dã.
Họ chịu trách nhiệm làm bữa ăn gồm 3 món kèm theo đó là bánh mì tươi cho tối đa 20 khách hàng. Juma Mbwana đặt các đơn hàng mới hàng tuần và phải mất hai ngày xe tải giao hàng mới đến nơi.
Juma Mbwana cho hay việc nấu ăn trong các chuyến đi khám phá động vật đòi hỏi thực phẩm phải được bảo quản cẩn thận, số lượng vừa đủ. Bên cạnh đó họ cũng phải giữ thực phẩm được an toàn vì linh cẩu hay khỉ luôn để mắt đến những đồ ăn của họ.
Juma Mbwana nấu ăn trong một căn lều di động.
Bếp của người đàn ông này là một cái lều di động, khi chuyến hành trình kết thúc và đi nơi khác, Juma Mbwana đảm bảo toàn bộ "nhà bếp" được đóng gói vào một chiếc xe tải và không được thiếu bất kỳ đồ dùng nào.
Người đàn ông cho biết, cảm giác đứng nấu ăn giữa thiên nhiên rất thú vị, không phải ai cũng có cơ hội được trải nghiệm.
Phụ nữ Việt Nam