MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các hãng Trung Quốc đang thay đổi cái nhìn của người dùng về hàng "made in China" như thế nào?

17-05-2021 - 17:06 PM | Thị trường

Các hãng Trung Quốc đang thay đổi cái nhìn của người dùng về hàng "made in China" như thế nào?

Định vị mình là thương hiệu quốc tế, thay vì thương hiệu Trung Quốc, nhiều hãng sản xuất, kinh doanh Trung Quốc đang gây tiếng vang lớn tại thị trường nước ngoài.

Các công ty Trung Quốc từng được biết đến là nơi sản xuất các sản phẩm giá rẻ, chất lượng kém cho các thương hiệu quốc tế khác. Giờ đây chuyện đó không còn nữa. Thời của sản phẩm "made in China" giá rẻ, không có thương hiệu, chất lượng thấp đã qua đi. "Thương hiệu ở Trung Quốc" hoàn chỉnh với những cái tên tiếng Anh táo bạo, chiến lược xây dựng thương hiệu truyền thông được bản địa hoá mới chỉ bắt đầu. Các công ty Trung Quốc đang đổ xô ra thị trường nước ngoài nhưng có một sự khác biệt so với trước kia: Đôi khi nhiều khách hàng trung thành của họ không biết họ đến từ Trung Quốc.

Trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Trung Quốc, hoạt động này được gọi là xây dựng "các trang web độc lập" ở nước ngoài. Đó là một sự xoay chuyển rõ ràng so với thực tế trước đây khi họ bán hàn qua các nền tảng thương mại điện tử của bên thứ 3 như Amazon hay AliExpress.

Mở trang web riêng, bản địa hoá nội dung

Năm 2020, xuất khẩu thương mại điện tử đa lĩnh vực của Trung Quốc đạt tổng giá trị 174 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm 2019, theo báo cáo của tổ chức tư vấn Ocean. Trong khi đó, thương mại điện tử trong nước của Trung Quốc chỉ tăng 4,5%.

HOTO, một công ty công nghệ Trung Quốc sản xuất các dụng cụ gia đình hàng loạt là hình ảnh thu nhỏ của sự thay đổi này. Hãng có kế hoạch mở cửa hàng trực tuyến tại Mỹ và châu Âu vào tháng 6 và đã thuê một công ty tiếp thị của Mỹ để sản xuất nội dung quảng cáo được bản địa hoá. Hình ảnh quảng cáo trên Instagram tạo ra sự rung cảm lớn, khác hoàn toàn với những màn quảng cáo mờ nhạt trên Amazon.

Các hãng Trung Quốc đang thay đổi cái nhìn của người dùng về hàng made in China như thế nào? - Ảnh 1.

Một người dùng Mỹ chụp ảnh checkin trong sự kiện Together Fest của Shein tại California hồi đầu tháng 5.

"Mở trang web độc lập hiện là xu hướng chung của các thương hiệu Trung Quốc khi xuất ngoại", Giám đốc tiếp thị của HOTO, Leah Xu chia sẻ. Các công ty Trung Quốc cũng nhận ra họ có thể thu thập dữ liệu người dùng rất có giá trị và giữ nó cho riêng mình nếu họ kết nối trực tiếp với người dùng. "Dù bạn có bán hàng trên Amazon hay không, bạn cần có gian hàng riêng để giới thiệu sản phẩm của mình", ông Xu nói. "Các thương gia Trung Quốc ngày nay muốn thoát khỏi những hạn chế áp đặt bởi các nền tảng thương mại điện tử để tung ra các chiến thuật tiếp thị và bán hàng sáng tạo".

Shein, một nền tảng thương mại điện tử thời trang có trụ sở tại Nam Kinh, đã phát triển thành một thương hiệu may mặc toàn cầu được những người mua sắm thế hệ X đặc biệt thèm muốn. Anker có trụ sở tại Thâm Quyến đã vươn lên thành công ty dẫn đầu toàn cầu về thiết bị ngoại vi máy tính và di động. DJI được biết đến như một công ty tiên phong về công nghệ máy ảnh và drone. Cả 3 thương hiệu trên đều được xếp hạng trong số 20 thương hiệu toàn cầu lớn nhất của Trung Quốc trong một báo cáo của BrandZ công bố đầu tháng 5, vượt xa các công ty công nghệ lớn như ZTE, Didi Chungxing và JD.com.

Nhờ thương mại quốc tế trong vài thập kỷ qua, các công ty Trung Quốc hiện được hỗ trợ bởi chuỗi cung ứng và năng lực sản xuất mạnh mẽ. Các mô hình thương mại điện tử sáng tạo cho phép họ phân phối hiệu quả các sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao trên khắp thế giới.

"Thương hiệu quốc tế", không phải "thương hiệu Trung Quốc"

Có một thực tế là nhiều thương hiệu Trung Quốc đang muốn đề cập ít đi, nếu không muốn nói là che giấu về nguồn gốc của mình. Họ có xu hướng tự nhận mình là "thương hiệu toàn cầu", không phải "thương hiệu Trung Quốc".

HOTO không có kế hoạch nhấn mạnh đến xuất xứ của mình, lo ngại những định kiến liên quan đến sản phẩm Trung Quốc. Xu nói: "Trung Quốc được mệnh danh là công xưởng của thế giới. Người tiêu dùng ở Bắc Mỹ và châu Âu có thể không thích điều đó". Bà này cho biết các thị trường mới nổi đang cởi mở hơn với thương hiệu Trung Quốc. "Tại các thị trường Đông Nam Á và châu Phi, các thương hiệu Trung Quốc thực sự được chấp nhận tốt".

Các hãng Trung Quốc đang thay đổi cái nhìn của người dùng về hàng made in China như thế nào? - Ảnh 2.

DJI là thương hiệu drone nổi tiếng bậc nhất thế giới.

Chris Pereira, Chủ tịch của Ecosystem Institute, hãng truyền thông và nghiên cứu thị trường chuyên hỗ trợ thương hiệu Trung Quốc tại thị trường Bắc Mỹ, cho biết đôi khi ông khuyến khích các khách hàng của mình đặt thương hiệu là "sản xuất tại Thâm Quyến", "sản xuất tại Hàng Châu", hoặc "sản xuất tại Thượng Hải" bởi các thành phố quốc tế của Trung Quốc có hình ảnh đẹp hơn trong mắt người tiêu dùng so với "sản xuất tại Trung Quốc". Nhưng về lâu dài, các thương hiệu vẫn phải tạo ra bản sắc của họ.

"khi bạn tạo ra thương hiệu cho mình, bạn muốn tập trung vào thế mạnh và sở hữu nền tảng của mình mình. Một thương hiệu Trung Quốc sẽ không có vị trí như ngày nay nếu họ không đến từ Trung Quốc", ông kết luận.

Tham khảo nguồn: Protocol

Đức Nam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên