Các nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang có những động thái hiếm hoi
Ngân hàng Trung ương Thái Lan dự kiến sẽ tăng lãi suất lần đầu trong 7 năm còn Indonesia được dự đoán sẽ tiếp tục giữ vững những chính sách kinh tế đang áp dụng.
- 17-12-2018Bloomberg dự báo lạc quan về chứng khoán Đông Nam Á 2019
- 30-10-2018Đây là lý do vì sao các nước Đông Nam Á không dễ gì thay thế được vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng dù Trade War có diễn biến ra sao
- 25-10-2018Grab có thương vụ đầu tiên ngoài Đông Nam Á với Mastercard
- 23-10-2018Đầu tư nước ngoài bùng nổ ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác bởi Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung
- 09-10-2018Gia tăng nhiệt độ toàn cầu khiến kinh tế Đông Nam Á “vã mồ hôi hột“
Hai nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang bước trên những đoạn khác nhau của con đường tăng lãi suất: Thái Lan có vẻ đã sẵn sàng khởi động chu kỳ này trong khi Indonesia tiếp tục đi theo chu trình này và sắp kết thúc nó.
Các ngân hàng trung ương của cả hai nước đều sẽ đưa ra quyết định về lãi suất tuần này trong bối cảnh lãi suất của Mỹ tăng cũng như sự phục hồi ở các thị trường mới nổi cùng triển vọng tăng trưởng toàn cầu yếu hơn.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan vừa lần đầu tiên tăng lãi suất trong 7 năm qua. Tất cả 19 nhà kinh tế học mà Bloomberg khảo sát cho thấy mức tăng lãi suất có thể lên 25 điểm cơ bản, tương đương 1,75%. Tại Indonesia, 24 trong số 25 nhà phân tích cho rằng ngân hàng trung ương nước này sẽ giữ mức lãi suất 6%, dừng lại ở mức 175 điểm cơ bản được đưa ra hồi tháng 5.
Thái Lan
Những tuần gần đây, Ngân hàng Thái Lan đã thể hiện rõ quyết tâm tăng lãi suất sau một thời gian dài duy trì mức lãi suất thấp. Thống đốc Veerathai Santiprabhob cho biết ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất sau đó tạm dừng, một quan điểm được ủng hộ.
"Ngân hàng trung ương đã phát tín hiệu rõ ràng về việc tăng lãi suất để xây dựng không gian chính sách và ngăn ngừa rủi ro cho ổn định tài chính. Câu hỏi duy nhất là liệu họ sẽ làm điều này ngay lập tức hay thực hiện nó trong cuộc họp tháng 2 tới", ông Kampon Adireksombat, chuyên gia kinh tế trưởng của Kasikorn Securities Pcl. tại Bangkok nhận định.
Trong khi tăng trưởng chậm lại ở mức 3,3% trong quý trước, mức thấp nhất trong 2 năm qua. Ngân hàng Thái Lan vẫn kỳ vọng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay. Lạm phát vẫn giảm ở mức dưới 1% trong 11 tháng, dưới vùng mục tiêu của ngân hàng trung ương.
Các nhà hoạch định chính sách cũng sắp hết thời gian để thắt chặt những bất ổn toàn cầu và trong nước vào năm tới. Quốc gia này sẽ tổ chức bầu cử vào tháng Hai sau hơn 4 năm chính quyền quân sự nắm quyền.
Indonesia
Mỹ tăng lãi suất khiến các nhà hoạch định chính sách của Indonesia đã quyết định tăng lãi suất 6 lần kể từ tháng 5, bao gồm cả động thái bất ngờ hồi tháng trước khi quốc gia này nỗ lực tìm cách hỗ trợ đồng tiền của mình.
Đồng Rupiah đã có sự chững lại trong tháng này sau khi tăng gần 3% so với đồng USD trong bối cảnh các thị trường mới nổi phục hồi, giúp mức giảm năm nay còn khoảng 6%. Đây là lý do khiến Ngân hàng Indonesia có thêm lý do để tạm dừng.
Lạm phát vẫn giảm ở mức 3,2% trong tháng 11, nằm trong nhóm mục tiêu của ngân hàng trung ương từ 2,5% đến 4,5%. Thâm hụt với tài khoản vãng lai trên 3% tổng sản phẩm quốc nội vẫn là rủi ro chính với Indonesia.
"Nền kinh tế của Indonesia vẫn hoạt động với sự ổn định được duy trì khi đà tăng trưởng bền vững. Những lợi ích kinh tế đã được bổ sung vào những nỗ lực để giảm thâm hụt tài khoản vãng lai xuống trong ngưỡng có thể kiểm soát được, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia Dody Budi Waluyo cho hay.
Nền kinh tế đang mở rộng ở mức khoảng 5%, thấp hơn 7% mà Tổng thống Joko Widodo nhắm tới khi ông lên nắm quyền 4 năm trước. Widodo, người sẽ tái tranh cử vào tháng 4, đang tăng cường phát hành tiền mặt cho các dự án cơ sở hạ tâng và xóa đói giảm nghèo.