Các ngân hàng trung ương có nên hoạt động độc lập với chính phủ?
Ở một số quốc gia phương Tây, dù được quyền hoạt động độc lập, thống đốc ngân hàng trung ương lại được bổ nhiệm bởi một quy trình mang tính chính trị...
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không ít lần phàn nàn, thậm chí thẳng thừng phê phán quyết định tăng lãi suất của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. Và ông Trump không phải là nhà lãnh đạo duy nhất trên thế giới phàn nàn về các động thái của ngân hàng trung ương của mình.
Tại Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina và nhiều quốc gia khác, lãnh đạo đất nước phản đối sự độc lập của ngân hàng trung ương. Ở một số nước phương Tây, dù được quyền hoạt động độc lập, thống đốc ngân hàng trung ương lại được bổ nhiệm bởi một quy trình mang tính chính trị. Trong khi đó, ở nhiều nước như Đức, Thụy Sỹ, ngân hàng trung ương hoạt động độc lập hoàn toàn với chính phủ.
Vậy câu hỏi đặt ra là, tại các nước phương Tây, ngân hàng trung ương có nên hoạt động độc lập, nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ hay không?
Video: CNBC.
VnEconomy/ CNBC