Các nước ồ ạt mua vàng giữa lúc giá tăng chóng mặt
Giữa lúc giá vàng thế giới tăng phi mã, sớm chạm mốc 2.500 USD/ounce, ngân hàng trung ương ồ ạt tích trữ vàng, một phần trong chiến lược tài chính của các quốc gia.
- 09-04-2024Mua mạnh từ các ngân hàng trung ương châu Á đẩy giá vàng tăng 7 phiên liên tiếp
- 09-04-2024Thị trường ngày 9/4: Giá vàng lập đỉnh mới, đồng cao nhất 14 tháng, dầu giảm
- 08-04-2024Chuyên gia chạy thử 2 kịch bản tương lai, ở kịch bản nào giá vàng đều tăng mạnh - 3.000 USD/ounce có thể là 'trạm dừng' tiếp theo
Giá vàng tiến đến mốc 2.500 USD/ounce
Ngày 9/4, giá vàng giao ngay đang ở mức 2.355 USD/ounce, sau mức cao kỷ lục 2.353,81. Giá vàng tương lai tăng 0,5%, đạt 2.362,60 USD.
Theo đánh giá của các chuyên gia, giá vàng đang ở mức cao nhất mọi thời đại, trong bối cảnh các nhà đầu tư hồi hộp chờ đợi động thái của Mỹ cùng biên bản họp gần đây của Cục Dự trữ Liên bang về việc cắt giảm lãi suất.
Theo Reuters, mỗi ngày, giá vàng liên tục tăng, gần như đạt mức kỷ lục so với phiên trước. Sự gia tăng này được hỗ trợ bởi lực mua mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương.
Ông Tim Waterer - Giám đốc phân tích thị trường tại KCM Trade - nói với Reuters : "Vàng đã là tài sản đảm bảo trên thị trường tài chính, với dòng mua ngầm của ngân hàng trung ương và dòng chảy đầu cơ thường xuyên đưa giá lên mức cao hơn".
Trong lịch sử, giá vàng có xu hướng tương quan nghịch với lãi suất. Việc cắt giảm lãi suất khiến lãi suất trở thành khoản đầu tư hấp dẫn hơn so với tài sản có thu nhập cố định như trái phiếu.
Chuyên gia từ UBS Global Wealth Management dự đoán lượng nắm giữ vàng của quỹ giao dịch trao đổi vàng tăng lên khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu hạ lãi suất. UBS GWM dự báo giá vàng sẽ tăng lên 2.500 USD/ounce vào cuối năm 2024, có mức chênh lệch lớn so với dự đoán là 2.225 USD/ounce.
“Những đợt vàng giảm giá vẫn có thể xảy ra nếu có biến động về việc Fed cắt giảm lãi suất, nhưng cho đến nay, vàng chỉ giảm giá nhỏ giọt so với những gì chúng tôi mong đợi", UBS GWM nhận định.
Theo Mike Novogratz, Giám đốc điều hành của Galaxy Investment Partners , giá vàng gần đây tăng vọt trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về tác động tiềm ẩn từ việc Fed cắt giảm lãi suất với tiền điện tử và kim loại quý.
Ngoài ra, thị trường vàng chứng kiến những vụ sáp nhập đáng kể, chẳng hạn vụ sáp nhập trị giá 1,45 tỷ USD giữa Karora Resources và Westgold Resources. Những yếu tố trên, cộng với lời khuyên từ nhà kinh tế học Peter Schiff là "người nắm giữ bitcoin nên đổi sang trữ vàng" góp phần vào xu hướng giá vàng tăng phi mã.
Các nước ồ ạt trữ vàng
Theo thông tin từ Hội đồng vàng thế giới , nhu cầu tiêu thụ vàng hàng năm, bao gồm cả các đơn đặt hàng không cần kê đơn, tăng 3% lên mức kỷ lục 4.899 tấn vào năm 2023, tiếp tục tăng vào năm 2024.
Phần lớn sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các hộ gia đình và nhà đầu tư ở Trung Quốc. Theo đó, phía Trung Quốc mua nhiều vàng thỏi do áp lực nghiêm trọng từ thị trường chứng khoán và lĩnh vực bất động sản trong nước.
Krishan Gopaul , nhà phân tích cấp cao tại Hội đồng vàng thế giới, cho biết Trung Quốc liên tục bổ sung kim loại vàng vào kho dự trữ, đây là tháng thứ 17 liên tiếp.
"Dễ thấy ngân hàng trung ương vẫn tin tưởng vào kim loại vàng và nhìn thấy giá trị vượt trội của nó", ông Krishan Gopaul nói với Reuters.
Hiện, lượng vàng do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tích trữ lên đến 72,74 triệu ounce (khoảng 2.263 tấn), tăng 5 tấn so với con số 2.257 tấn hồi tháng 2. Giá trị vàng dự trữ tăng từ 48,64 tỷ USD lên mức 61,07 tỷ USD.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc luôn là quốc gia mua hàng lớn nhất của khu vực châu Á. Lượng mua ròng của quốc gia này năm 2023 là 7,23 triệu ounce (gần 225 tấn). 2023 cũng là năm Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mua vàng nhiều nhất kể từ năm 1977.
Hiện, các nước ồ ạt tích trữ vàng, với tổng lượng mua 1.037,4 tấn vàng vào năm 2023. Ngoài Trung Quốc, các quốc gia "nổi lên" về việc tích cực mua vàng là ngân hàng trung ương Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan... theo Reuters. Trước đó, dữ liệu của Ngân hàng Mỹ cho thấy Trung Quốc, Ba Lan và Singapore dẫn đầu lượng mua vàng của ngân hàng trung ương năm 2023.
Chiến lược mua hàng của Trung Quốc phù hợp với mục tiêu đa dạng hóa tài sản cùng các quốc gia BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi). Đây là nhóm quốc gia hướng đến mục tiêu trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu vào năm 2050.
Là một phần của chiến lược, các nền kinh tế hướng đến việc giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD. Giá trị của đồng USD nghịch đảo với vàng, cũng như các dấu hiệu gần đây cho thấy thị trường giảm bớt đặt cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất.
Theo đánh giá của chuyên gia, cơn sốt vàng của Trung Quốc không chỉ là chiến lược tài chính mà là phản ứng trước những biến động của thế giới, đặc biệt là xung đột ở Ukraine và Trung Đông.
Vàng thường được coi là "nơi trú ẩn an toàn" trong thời kỳ khủng hoảng, đặc biệt là suy thoái kinh tế. Kim loại vàng hoạt động như hàng rào chống lạm phát và mang lại sự đa dạng hóa cho các nhà đầu tư.
Tiền phong