Các "ông lớn" ngành dịch vụ tiêu dùng trong nước chi bạo cho quảng cáo ra sao?
Trong khi Vietjet, Sabeco đang tăng mạnh việc chi quảng cáo thì Masan, Habeco đang chậm lại.
- 12-09-2019Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar: Dữ liệu chính là nguồn dầu mỏ mới!
- 12-09-2019Chủ tịch VCCI: Không chuyển các hộ kinh doanh thành doanh nghiệp mà công nhận các hộ kinh doanh có đăng ký là doanh nghiệp
- 12-09-2019Bloomberg: Thái Lan đã bị Việt Nam bỏ lại phía sau trong nỗ lực tự do hóa thương mại với EU
Trong năm 2018, Vietjet Air (Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet) đã chi hơn 243,5 tỷ VND cho chi phí quảng cáo và tiếp thị, tăng 31,9 tỷ VND so với năm 2017. 6 tháng đầu năm 2019, Vietjet đã chi tới 187 tỷ VND cho quảng cáo, tăng gần 97% so với cùng kỳ. Nhưng ngược lại, công ty này cũng nhận được một nguồn doanh thu từ việc quảng cáo trên tàu bay.
Nhưng Vietjet chưa phải là công ty chi mạnh nhất cho quảng cáo. Habeco (Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước Giải Khát Hà Nội) chi 643,3 tỷ VND cho quảng cáo năm 2018. 6 tháng đầu năm nay giảm hơn 8% so với cùng kỳ, còn 206 tỷ VND.
Sabeco (Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn) chi 1.106,6 tỷ VND cho quảng cáo, khuyến mãi năm 2018, giảm 114 tỷ VND so với năm 2017. 6 tháng đầu năm 2019, chi phí quảng cáo khuyến mại của Sabeco tăng vọt gần 51% so cùng kỳ, chạm mức 603 tỷ VND.
Chi phí cho quảng cáo và nghiên cứu thị trường năm 2018 của Vinamilk (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam) được hãng công bố là hơn 1.754,5 tỷ VND. Tính riêng 6 tháng 2019, Vinamilk đã chi hơn 901 tỷ VND cho khoản mục này, tăng hơn 11% so với cùng kỳ 2018.
Con số chi quảng cáo và khuyến mãi ở Masan (Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan) là 2.414,8 tỷ VND, vẫn rất khổng lồ dù đã giảm khá nhiều so với năm 2017 là 3.344,4 tỷ VND. Trong nửa đầu năm nay, Masan đã chi 797 tỷ VND cho quảng cáo và khuyến mãi.