Các ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc giao hàng bằng robot giữa mùa dịch Covid-19
Trong một bài đăng trên WeChat, Meituan cho biết họ đã bắt đầu thử nghiệm, cho robot và máy bay không người lái đưa hàng tận nơi vào năm ngoái.
- 26-02-2020Dịch bệnh tại Trung Quốc có thể làm Apple không kịp tiến độ sản xuất iPhone mới
- 26-02-2020Dow Jones tiếp tục rớt gần 900 điểm sau cảnh báo của chính phủ Mỹ về dịch bệnh
- 21-02-2020Hết biểu tình lại đến dịch bệnh, lần đầu tiên trong lịch sử Hồng Kông đứng trước nguy cơ 'chìm sâu' trong 2 cuộc suy thoái liên tiếp
Các công ty thương mại điện tử Trung Quốc đang đẩy mạnh ứng dụng robot để giao hàng nhằm giảm thiểu tiếp xúc cũng như lây lan dịch bệnh, nhất là khi virus Covid-19 đang có những diễn biến khó lường.
Ứng dụng giao hàng Meituan Dianping, đơn vị đã triển khai ý tưởng "giao hàng không cần liên lạc" tại Trung Quốc vào tháng trước, cho biết sẽ sử dụng các thiết bị không người lái để gửi hàng hoá đến người dùng ở quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh. Đồng thời phía công ty cũng đang tìm kiếm nhiều giải pháp giao hàng ở các quận khác của thủ đô Trung Quốc.
Trong một bài đăng trên WeChat, công ty cho biết họ đã bắt đầu thử nghiệm, cho robot và máy bay không người lái đưa hàng tận nơi vào năm ngoái, tuy nhiên đây mới là lần đầu tiên giải pháp này được chính thức triển khai trên đường phố.
"Dự án này giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm giữa người với người khi mà khách hàng cũng không phải trực tiếp gặp nhân viên của công ty", Meituan cho biết.
Theo người phát ngôn của công ty, một phương tiện thông thường có thể tải đến 100 kilogram hàng hoá và thực hiện được 3 đến 5 đơn hàng cho một chuyến đi.
Phát kiến này của công ty cũng giải quyết được nỗi lo phải tiếp xúc trực tiếp với người lạ của khách hàng, thứ đã phủ mây đen ảm đạm lên thị trường giao đồ ăn trực tuyến vốn đang rất phát triển của nước này. Mới đây, một người giao hàng có mầm bệnh tại Thâm Quyến đã làm việc 14 ngày trước khi anh này được chính thức chẩn đoán là nhiễm virus Covid-19. Theo như số liệu thống kê từ hãng tin địa phương, cũng đã có 4 nhân viên cửa hàng thức ăn nhanh tại Trùng Khánh nhiễm loại virus nói trên.
Bên cạnh Meituan, một số nền tảng khác cũng triển khai dịch vụ giao hàng tự động này, đặc biệt là với các khu vực bị cách ly.
JD.com cũng vừa thông báo trong tháng trước rằng họ sẽ cung cấp các thiết bị y tế cho bệnh viện Ninth và những nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân thông qua phương tiện không người lái ở thành phố Vũ Hán, trung tâm của dịch Corona lần này.
"Dịch vụ chuyển hàng tự động của JD có thể giúp giảm thiểu tương tác giữa người với người, biến đây trở thành giải pháp hữu hiệu ở Vũ Hán trong những thời điểm đặc biệt, đồng thời bảo vệ người dùng lẫn nhân viên giao hàng của chúng tôi," trích phát biểu của giám đốc phòng Logistic của JD, ông Qi Kong.
Ông Kong cũng cho biết, mỗi ngày có tầm 10 đến 20 đơn hàng từ bệnh viện Ninth ở Vũ Hán, và 50 đến 70% số đơn hàng này được giao bằng thiết bị không người lái. Ông cho biết: "Chúng tôi chỉ phải bắt buộc giao hàng trực tiếp nếu đơn hàng đó là quá cồng kềnh và không thể tải lên các phương tiện không người lái."
Gã khổng lồ trong lĩnh vực giao đồ ăn trực tuyến là Ele.me cũng đã sử dụng cách thức này trong tháng qua để phục vụ các đơn hàng từ khách sạn bị cách ly ở thành phố Ôn Châu. Nền tảng thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba này cũng đã thử nghiệm giao đồ ăn bằng thiết bị tự hành cũng như máy bay không người lái từ vài năm trước.
Dịch vụ giao hàng tự động này được cho là sẽ phát triển mạnh trong nền kinh tế Trung Quốc, khi mà chi phí nhân công được cắt giảm và tính hiệu quả cũng được nâng cao. Dù vậy, nhiều công ty sẽ phải đối mặt với những vấn đề thực tiễn khá cam go, khi mà tương tác giữa các thiết bị với người dân trên đường, toà nhà cũng như công trình là vô cùng phức tạp.