Các quỹ phòng hộ sợ hãi trước sự hung hãn của nhà đầu tư Reddit, chiến lược bán khống sụp đổ
"Phe con gấu" trên Phố Wall đã bị "bầm dập" bởi nhóm nhà đầu tư Reddit hung hãn hồi đầu năm nay hiện tại vẫn… chưa lấy lại được tinh thần. Xu hướng này diễn ra ngay cả khi thị trường vừa giao dịch ở mức cao kỷ lục và định giá ở gần mức cao nhất trong 2 thập kỷ.
- 21-04-2021Lao dốc ngay sau khi Coinbase lên sàn, sự hưng phấn với Bitcoin đã đạt đỉnh và quả bong bóng sẽ sớm vỡ tung?
- 21-04-2021Công ty với bê bối quan chức giấu 3 tấn tiền mặt sẽ trở thành động lực để Bắc Kinh đại tu các doanh nghiệp nhà nước?
Theo dữ liệu của Goldman Sachs, tỷ lệ bán khống ngắn hạn trung bình đối với các cổ phiếu trong S&P 500 chỉ ở mức 1,6% giá trị thị trường, gần mức thấp nhất trong 17 năm. Trong khi đó, tại châu Âu, cơn sốt short-covering (mua bỳ thiếu) đã khiến những khoản đặt cược giá xuống chịu lỗ lớn chưa từng có, theo Morgan Stanley.
Đồng thời, các quỹ phòng hộ đang đặt cược vị thế mua ở mức tương đối cao nhất trong nhiều năm tại công ty môi giới của JPMorgan.
Tỷ lệ bán khống đối với S&P 500.
Tất cả những diễn biến trên đều là dấu hiệu của sự hưng phấn thúc đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu chạm đỉnh vào tháng này, nhờ việc nền kinh tế mở cửa trở lại và các gói kích thích quy mô lớn. Thông thường, "đồng tiền thông minh" sẽ không muốn đặt cược vào những công ty có cổ phiếu đắt đổ hoặc những công ty đầy rủi ro – đặc biệt là sau khi họ bị đội quân day trader tấn công vào đầu năm nay.
Benn Dunn – chủ tịch của Alpha Theory Advisors, nhận định: "Đó là sự hưng phấn trên quy mô lớn. Không ai muốn mất nhiều tiền bởi những khoản đặt cược bán khống nữa."
Việc nới lỏng các lệnh hạn chế và triển khai vắc-xin đã thúc đẩy nhà đầu tư chuyển sang những cổ phiếu trước đây ít nhận được sự chú ý, đó là nhóm chất lượng và giá trị thấp. Các quỹ phòng hộ ở cả Mỹ và châu Âu đều nhanh chóng thực hiện chiến lược short-covering và tỏ ra không mấy mặn mà với những đợt đặt cược giá xuống mới ngay cả khi cổ phiếu tăng trưởng đang kém vượt trội.
Hợp đồng quyền chọn giá xuống đối với S&P 500 và quỹ ETF SPDR S&P 500.
Mức định giá cao có thể được coi là sẽ cung cấp "đạn dược" cho các nhà đầu tư bán khống. Chỉ số S&P 500 đang giao dịch ở mức gấp khoảng 23 lần lợi nhuận dự phóng năm tới, gần mức cao nhất kể từ năm 2000. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm đang ở mức được coi là ít rủi ro nhất kể từ năm 2010.
Tuy nhiên, những khoản đặt cược giá xuống đang chịu ảnh hưởng. Một rổ cổ phiếu bị bán khống nhiều nhất của Goldman Sachs đã tăng giá gấp 3 lần so với thị trường Mỹ vào năm 2021, một phần là do nhóm nhà đầu tư Robinhood đã mua vào một số cổ phiếu vào quý trước.
Rõ ràng rằng, rất nhiều nhà đầu tư đã phải bỏ cuộc. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi National Association of Active Investment Managers, nhóm nhà đầu tư đặt cược giá xuống – thường nắm giữ vị thế bán khống, đã đổi sang mua hoặc ít nhất là trung lập trong 21-25 tuần qua. Đây là đợt đặt cược giá lên dài chưa từng thấy kể từ năm 2018.
Tỷ lệ bán khống/ cổ phiếu free float.
Theo Deustche Bank, đồng thời, việc đặt cược các vị thế đối với cổ phiếu vừa đạt mức cao mới đối với nhóm nhà đầu tư sử dụng chiến lược tuỳ ý (discretionary investment management).
Thế nhưng, nhà đầu tư không hoàn toàn từ bỏ chiến lược bán khống, họ chỉ đang thực hiện việc này trên thị trường quyền chọn. Các hợp đồng bán khống đối với S&P 500 và quỹ ETF SPRD S&P 500 đã tăng lên tương đương với hợp đồng đặt cược giá lên trong tháng qua.
Hiện tại, phần lớn tâm lý thị trường vẫn là lạc quan. Ví dụ, vị thế mua so với bán trong các quỹ phòng hộ của JPMorgan cao hơn 7% kể từ tháng 1/2018. Tại châu Âu, khi Stoxx 600 tăng lên mức kỷ lục, thì tỷ lệ bán khống đối với các cổ phiếu thuộc chỉ số này đã giảm xuống còn 1,65% tỷ lệ cổ phiếu free float, gần mức thấp kỷ lục, theo Morgan Stanley.