MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các quỹ “Thiên nga đen” tận dụng đà giảm của thị trường để “tung hoành giang hồ”

Những quỹ này với đặc điểm hoạt động là sinh lời dựa trên sự sụp đổ của thị trường, đã có mức sinh lời 57.2% từ đầu năm tới nay.

Các quỹ phòng hộ tìm kiếm lợi nhuận trong khủng hoảng đã hân hoan mới mức lợi nhuận bùng nổ trong tháng Ba, tuy nhiên các nhà đầu tư chia sẻ rằng chiến lược chờ đợi hàng năm cho các đợt sụt giảm của thị trường không phải là chiến lược thu hút được sự quan tâm của công chúng.

Các quỹ tìm kiếm lợi nhuận từ sự sụp đổ đã đạt được mức sinh lời trung bình 57,2% tính đến thời điểm hiện tại của năm 2020. Đây là mức sinh lời kỷ lục của các quỹ này, đánh dấu sự tác động mạnh mẽ gây ra bởi virus Corona cho thị trường/

Nổi bật nhất trong số này là quỹ Capstone có trụ sở tại New York với chiến lược "rủi ro đuôi (tail-risk hedging - một chiến lược đầu tư thu lợi nhuận từ những đợt điều chỉnh đáng kể của thị trường), quỹ này đạt mức lợi nhuận lên tới 350% trong ba tháng đầu năm và quỹ South Capital Advisors tại London, với giá trị đầu tư khoảng 2 tỷ USD và mức sinh lời đạt 130%. Họ là những ngôi sao sáng nhất trên thế giới ở thời điểm này, khi mà hầu hết các quỹ phòng hộ và nhà đầu tư đều chịu mức thua lỗ lớn.

Một trong những người thắng lớn khác là Mark Spitznagel của quỹ Universa Investments, ông tự hào rằng chiến lược rủi ro đuôi của mình được thiết kế để thu lợi từ sự dao động bất thường của giá tài sản – chiến lược này đã mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư với con số hơn 4.000% trong năm nay.

Tuy nhiên ông Spitznagel, ngoài việc là quản lý quỹ còn điều hành một trang trại pho mát ở Michigan cho rằng ông không trông đợi dòng tiền lớn từ nhà đầu tư sẽ nộp vào quỹ trong năm nay. Chiến lược của Universa nên là một phần trong danh mục của nhà đầu tư, như một cách để bảo hiểm cho những biến động bất thường của thị trường. "Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chẳng bao giờ là một phần của họ, bởi hầu hết mọi người chỉ ước gì có biện pháp phòng hộ khi những cơn bán tháo đã xảy ra rồi"- ông nói.

Các quỹ phòng hộ rủi ro đuôi đã "túm" được nhà đầu tư ở thời điểm khủng hoảng 2008, và tạo được mức lợi nhuận lớn khi thị trường sụp đổ. Chiến lược đó được hỗ trợ bởi cuốn sách bán chạy nhất năm 2007 "Thiên nga đen" được viết bởi một cựu giám đốc quỹ phòng hộ Nassim Nicholas Taleb, người hiện đang là cố vấn cho Universa. Một trong những luận điểm chính của Taleb là sự kiện bất thường sẽ thay đổi góc nhìn của mọi người tới thế giới xung quanh nhiều hơn họ tưởng tượng.

Các quỹ “Thiên nga đen” tận dụng đà giảm của thị trường để “tung hoành giang hồ” - Ảnh 1.

Luận điểm đó đã ứng nghiệm trong tháng Ba vừa qua, khi nỗ lực của các chính phủ để ngăn chặn đại dịch Covid 19 đã tạo ra một cơn sốt kỉ lục đối với các hoạt động đầu tư rủi ro. "Virus đã làm nổ bong bóng. Thị trường đang vận hành một cách hoàn hảo, nhưng đột nhiên cả thế giới hoài nghi về sự hoàn hảo đó"- Spitznagel nói.

Ngay cả với mức tăng khổng lồ từ đầu năm đến nay, nhiều quỹ trong lĩnh vực này vẫn không được chú ý sau khi chuỗi tăng giá dài của thị trường bị chấm dứt bởi những nhịp giảm hiếm hoi. "Chiến lược này tiêu tốn hầu hết thời gian của bạn" Cedric Vuignier, người đứng đầu các khoản đầu tư thay thế tại SYZ Asset Management, cho biết ông đã không đầu tư vào các quỹ như vậy trong nhiều năm.

"Hơn nữa, rất khó để căn thời gian vào lệnh và đôi khi bạn chẳng có thời cơ để thoát vị thế" ông chia sẻ và trích dẫn cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016 hay đợt bán tháo tháng 2 năm 2018, nhiều người đạt được lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn nhưng đã không thực hiện chốt lời.

Những quỹ "Thiên nga đen" hầu như đều mất tiền hàng năm trong khoảng thời gian năm 2012 cho tới năm 2019 theo số liệu của CBOE Eurekahedge về các quỹ phòng hộ rủi ro đuôi. Mặc dù có ba cuộc khủng hoảng để kiếm lợi từ đầu năm 2008 - khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ eurozone và khủng hoảng coronavirus- các quỹ này vẫn giảm trung bình 24% trong giai đoạn đó.

Ari Bergmann, giám đốc đầu tư của Penso Advisors, chuyên gia về các sản phẩm phái sinh phòng hộ chia sẻ rằng chiến lược phòng hộ cần được đánh giá trong một chu kì hoàn chỉnh của thị trường bao gồm cả giai đoạn bùng nổ và suy thoái, giai đoạn trải dài của việc cạn kiệt thanh khoản cũng như các giai đoạn tăng giá của thị trường.

Khoản lãi 131% của quỹ Kohinoor quản lý bởi 36 South giúp công ty đạt mức lãi kỉ lục kể từ khi thành lập vào năm 2011, theo thông tin từ Financial Times.

Quỹ thu lợi nhuận chủ yếu từ việc đặt cược vào các quyền chọn cổ phiếu, cũng như các quyền chọn tiền tệ và hàng hóa. Giám đốc điều hành Jerry Haworth đã viết vào tháng 3 rằng"tất cả chúng ta đều ở trên xe buýt và xe buýt đó hiện đang ở trên đường cao tốc để vượt qua địa ngục."

Tuy nhiên, Kohinoor đã mất tiền trong 5 năm dương lịch liên tiếp trước năm 2020. Nếu nhà đầu tư gửi 1000USD ngày thành lập quỹ, thì hiện nay số tiền đó chỉ còn lại 685USD bao gồm cả mức lợi nhuận của năm nay. 36 South từ chối bình luận về vấn đề này.

Quỹ Man Group Tail TailProtect cũng mất tiền trong 5 năm liên tiếp đến năm 2020. Nhưng, ngay khi họ bắt đầu kiếm được tiền từ cuộc khủng hoảng coronavirus, quỹ đã bị đóng cửa khi các nhà đầu tư rút tiền mặt.

Một số lượng nhỏ các quỹ phòng hộ trong các lĩnh vực khác đã có một số thành công trong việc khai thác biến động, nhưng không phải chịu quá nhiều tổn thất trong những năm trước đó.

Chẳng hạn, quỹ Cassiopeia chuyên giao dịch dựa trên biến động thị trường của Dominicé & Co, đã tăng gần 21% trong tháng 3, nhưng cũng đã kiếm được tiền trong 14/16 năm qua. Quỹ One River Asset Management’s Dynamic Convexity, một chuyên gia trong lĩnh vực nắm bắt biến động cũng đã tăng 53% trong năm nay và cũng tăng kể từ khi ra mắt vào năm 2015.

Nhưng đối với toàn bộ các quỹ "Thiên nga đen", sự không chắc chắn về việc khi nào cuộc sụp đổ tiếp theo sẽ tới đồng nghĩa với việc họ sẽ chẳng thể lấy lại danh tiếng như họ đã từng có ở cuộc khủng hoảng năm 2008.

Hạ Linh

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên