Các sếp VPBank đang nhận thù lao bao nhiêu?
Tổng tiền lương và phụ cấp của Ban Tổng giám đốc năm 2022 là 57,7 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước (51,1 tỷ đồng).
- 29-03-2023VPBank hưởng lợi lớn thế nào khi được SMBC góp thêm gần 36.000 tỷ?
- 24-03-2023Kế toán trưởng VPBank chỉ bán chưa đầy 6% lượng cổ phiếu VPB đăng ký
- 24-03-2023Một Phó Tổng Giám đốc VPBank muốn mua khớp lệnh lượng lớn cổ phiếu VPB
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022, trong đó lần đầu tiên công bố chi tiết thu nhập của các thành viên Hội đồng quản trị.
VPBank cho biết, tổng tiền lương và phụ cấp của Ban Tổng giám đốc năm qua là 57,7 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước (51,1 tỷ đồng) nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức gần 79 tỷ đồng của năm 2020.
VPBank không công bố chi tiết mức lương của các thành viên Ban Tổng giám đốc. Nếu tính trung bình, mỗi người trong Ban Tổng giám đốc nhận lương và phụ cấp khoảng 5,7 tỷ đồng/năm.
Về phía cán bộ nhân viên VPBank, năm qua tổng quỹ lương cho 27.433 nhân viên là 7.785 tỷ đồng, tương đương mức thu nhập bình quân 284 triệu đồng/năm (23,65 triệu đồng/tháng).
Ngày 27/3, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức ký kết thỏa thuận bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) – thuộc tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Financial Group, Inc (SMFG) của Nhật Bản – thông qua một đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ
Khoản đầu tư từ SMBC sẽ mang lại cho VPBank 35,9 nghìn tỷ đồng vốn cấp 1, nâng tổng vốn chủ sở hữu của VPBank lên xấp xỉ 140 nghìn tỷ đồng.
Theo số liệu từ các ngân hàng trên sàn chứng khoán, tại thời điểm 31/12/2022, VPBank có vốn chủ sở hữu 103,5 nghìn tỷ đồng, đứng ở vị trí thứ 5, sau Vietcombank (138 nghìn tỷ), Techcombank (113 nghìn tỷ), VietinBank (108 nghìn tỷ) và BIDV (104 nghìn tỷ).
Sau khi nhận vốn đầu tư từ SMBC, VPBank cho biết sẽ trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ 2 tại Việt Nam.
Nhịp sống thị trường