Cách cựu nhân viên ngân hàng Lehman Brothers xây dựng startup triệu USD
Declan Ee rời ngân hàng đầu tư năm 2016 để xây dựng startup đồ nội thất Castlery.
- 17-11-2021General Electric - ‘cái chết’ của biểu tượng công nghiệp trăm năm tuổi: Từ hệ thống gần như hoàn hảo đến sự lụi tàn được ví như Lehman Brothers
- 12-07-2020[Gian lận và sụp đổ] Lehman Brothers và vụ gian lận REPO năm 2008
- 07-08-2019“Một làn sóng bán tháo mới sẽ giống sự kiện Lehman Brothers”
Declan Ee luôn biết mình muốn tự kinh doanh. Tuy nhiên, khi tốt nghiệp Đại học College London năm 2006 và thấy các bạn cùng lứa xin việc tại các ngân hàng đầu tư, Ee cũng quyết định thử sức.
Và ngân hàng đầu tiên mà Ee lựa chọn làm việc là Lehman Brothers. “Tôi thích tìm hiểu cách các doanh nghiệp hoạt động trên quy mô toàn cầu. Điều này rất thú vị”, anh nói.
Tuy nhiên, sự sụp đổ năm 2008 của Lehman Brothers không chỉ làm chao đảo các thị trường toàn cầu mà nó còn là một "cú shock" đối với Ee.
“Tôi đã làm việc trong bộ phận cho vay thế chấp dưới chuẩn. Tôi né tránh các phóng viên khi đi bộ đến Lehman Brothers ở Canary Wharf. Vào một thời điểm nào đó, điều này khiến tôi cảm giác suy sụp hơn khi rời khỏi công việc ngân hàng”, Ee chia sẻ.
Người đàn ông 39 tuổi người Singapore cuối cùng đã rời ngân hàng đầu tư vào năm 2016, để xây dựng công ty khởi nghiệp đồ nội thất của mình, Castlery.
Hiện tại, công ty có hàng triệu khách hàng và các sản phẩm thiết bị hiện đại của Castlery có thể được tìm thấy tại hơn 300.000 ngôi nhà trên toàn cầu.
Declan Ee là nhà sáng lập startup đồ nội thất Castlery. Ảnh: Castlery
Nội thất cho thế hệ thiên niên kỷ thành thị
Mọi chuyện bắt đầu khi Ee trở lại Singapore cách đây 11 năm và lên ý tưởng thiết kế nội thất cho ngôi nhà, chuẩn bị cho hôn lễ của mình. Người bạn tốt và đồng sáng lập Fred Ji của anh cũng đang tìm kiếm đồ nội thất hiện đại giá cả phải chăng.
“Chúng tôi đã cùng chia sẻ sự khó chịu trong quá trình tìm kiếm đồ nội thất. Chúng tôi mong muốn có những món đồ đẹp nhưng không mua được”.
Nguyên nhân khó chịu là từ giá cả và phải tìm kiếm nhiều lần các đồ đạc cần mua, Ee giải thích.
Từ đó, cả hai đã nảy ra ý tưởng bán đồ nội thất được thiết kế riêng, giá cả phải chăng và khách hàng là “thế hệ thiên niên kỷ thành thị” từ 25 đến 45 tuổi.
“Ở độ tuổi này, mọi người sẽ phải trải qua rất nhiều thay đổi. Người tốt nghiệp đại học, người bắt đầu xây dựng sự nghiệp, người kết hôn và có người sinh con… Chúng ta sẽ cần thêm rất nhiều thứ cho ngôi nhà của mình”, Chủ tịch Castlery nói.
Ee muốn cung cấp các lựa chọn cho những người trẻ tuổi muốn có “không gian đầy cảm hứng” và “thứ gì đó hơn cả Ikea ” - mà không vượt quá ngân sách.
Năm 2013, Ee và Ji đã đổ tiền để phát triển nền tảng kỹ thuật số cho Castlery. Người tiêu dùng xem hàng trên studio ảo và mua đồ nội thất trực tuyến - một cách thức đã phá vỡ ngành công nghiệp đồ nội thất truyền thống.
“Khi khách hàng bắt đầu mua sắm đồ nội thất trực tuyến, họ nhận ra rằng, ‘Tôi không cần phải đến 25 cửa hàng đồ nội thất nữa'. Lần sau khi cần mua thứ gì đó, họ lại mua trực tuyến".
Để tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng, công ty có một phòng trưng bày ở Singapore và các cửa hàng pop-up trên khắp nước Mỹ và Australia. Ảnh: Castlery |
Học hỏi từ những lần thị trường "biến động"
Kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư của Ee, nơi anh “chứng kiến nhiều vụ biến động”, đã dạy cho Ee một vài bài học trong điều hành doanh nghiệp startup của mình.
Khi nhắc đến việc huy động vốn cho Castery, Ee quyết tâm không đi theo “con đường kêu gọi đầu tư mạo hiểm”. Không có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ đồ nội thất, Ee ước tính anh cần từ 6 đến 7 năm để thông thạo mọi đường đi nước bước trong lĩnh vực này và điều đó tương đương với “vòng đời quỹ” của các VC.
Thay vào đó, các khoản đầu tư ban đầu của Castlery đến từ các thành viên trong gia đình và các doanh nhân khác. Những người này hiện giờ đã không còn làm trong doanh nghiệp.
“Về cốt lõi, xây dựng một nền tảng tốt và một doanh nghiệp mạnh mang lại giá trị cho khách hàng mục tiêu của bạn. Điều đó có nghĩa là đây là giá trị trường tồn cho dù bạn muốn bán hay niêm yết công ty của mình”, Ee nói.
Tăng trưởng nhanh nhờ có đại dịch
Khi đại dịch xảy ra vào năm 2020, Castlery mới bắt đầu mở rộng sang thị trường Mỹ, bên cạnh thị trường Singapore và Australia.
“Tôi nghĩ, wow, điều này không có ý nghĩa gì. Tôi thực sự căng thẳng vì quốc gia mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho chúng tôi là Singapore và ở đó chúng tôi đang gặp những khó khăn riêng”. Ee muốn ám chỉ về lệnh phong tỏa một phần để tránh sự lây lan của đại dịch ở Singapore vào năm 2020.
Tuy nhiên, từ lo lắng anh đã chuyển sang ngạc nhiên khi chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của mảng thương mại điện tử trong bối cảnh lệnh phong tỏa trên toàn quốc khiến cho mọi người chuyển sang mua hàng trên Internet. Và khi hàng triệu nhân viên không đến văn phòng và phải làm việc tại nhà, “ý nghĩa của gia đình” cũng thay đổi, Ee nhận định.
“Đó không chỉ là một nơi bạn quay về sau giờ làm việc. Bạn đang làm công việc của mình, bạn đang theo đuổi đam mê của mình, bạn có những đứa con của mình. Việc bạn trang bị nội thất cho ngôi nhà như thế nào mới là vấn đề quan trọng bởi vì bạn đang dành nhiều thời gian hơn ở đó".
Ee cho biết: Khi nhiều người muốn nâng tầm không gian sống của họ hơn, Castlery đã có bước tăng trưởng “thần tốc”: “Chúng tôi đã phát triển quá nhanh”.
Theo Castlery, công ty đã tăng trưởng sáu lần trong thời kỳ đại dịch, kiếm được hơn 100 triệu USD trong năm tài chính gần đây nhất kết thúc vào tháng 3/2022 và có lãi từ năm 2020.
Tuy nhiên, dù có hay không có đại dịch, Ee tin rằng điểm hấp dẫn nhất của Castlery là thiết kế và chức năng của sản phẩm.
“Tôi nói chuyện với khách hàng từ Mỹ hàng tháng và họ nói, ‘Chúng tôi thích những chiếc ghế sofa có thể giặt được của bạn!'".
Ee nói thêm: “Họ sẽ giải thích rằng ở Mỹ, bạn sẽ không có tùy chọn đó ở mức giá này". Theo Ee, đồ nội thất của anh rẻ hơn các sản phẩm tương tự trên thị trường từ 20% đến 30%. Để đạt được điều đó, các sản phẩm của công ty phải trải qua một “quy trình sản xuất nghiêm ngặt – được đúc rút từ nhiều năm”.
“Mỗi bộ sưu tập sản phẩm sẽ có một người thu mua, một kỹ sư và một người lập kế hoạch - bộ ba này vận hành một cỗ máy hoạt động trơn tru để đảm bảo sản phẩm ra thị trường kịp thời và tiết kiệm chi phí".
Anh nói thêm: “Người thu mua chịu trách nhiệm tìm kiếm những nhà sản xuất tốt nhất để hợp tác. Các kỹ sư thiết kế lại các quy trình không hiệu quả trong khi nhà lập kế hoạch làm việc để tìm nguồn nguyên liệu ở mức giá tốt nhất có thể".
Người đồng hành