Cách dạy con ít người làm được của 'Vua pha lê': Có gian khổ mới có hạnh phúc, so sánh không phải là cách giáo dục
Chấp nhận từ thiện 12 tỷ NDT, Tào Đức Vượng bắt con trai phải làm những công việc chân tay nặng nhọc nhất trước khi có được vị trí giám đốc của công ty. Đối với ông khoản đầu tư thành công nhất là giáo dục con cái nên người.
- 28-10-2022Chế độ ăn uống và tập luyện khắc nghiệt của người hùng cơ bắp 'The Rock': Dậy từ 4h sáng để ăn 7 bữa, nạp calo gấp đôi người bình thường
- 27-10-2022Cảnh đời trái ngược của 3 diễn viên đóng vai Đường Tăng - Tây Du Kí: Người đổi đời nhờ lấy vợ đại gia, người vẫn phải chật vật kiếm sống từng ngày
- 26-10-2022Cách đầu tư để tăng lãi theo cấp số nhân từ Warren Buffett: Không phải cứ có IQ cao là chắc thắng, muốn đi đường dài phải đầu tư vào lĩnh vực này đầu tiên
- 25-10-2022Người thiết kế váy cưới nửa tỷ đồng của HH Đỗ Mỹ Linh trên lễ đường: Bỏ học giữa chừng để theo đuổi đam mê, 18 tuổi trở thành ông chủ, được hoàng gia và siêu sao thế giới săn đón
- 25-10-2022Từ đại hiệp một thời, ôm giấc mộng tỷ phú bất động sản, 'Lệnh Hồ Xung' Lý Á Bằng chìm trong nợ nần, 7 năm sống không thu nhập
Được nhiều người gọi với danh xưng ''vua pha lê'' của Trung Quốc, Tào Đức Vượng là người sáng lập kiêm Chủ tịch của tập đoàn Fuyao Group - đứng đầu đất nước tỷ dân và đứng thứ hai thế giới trong lĩnh vực chế tạo kính ô tô.
Không chỉ là một doanh nhân xuất sắc, ông còn là một nhà từ thiện hàng đầu ở Trung Quốc. Trong suốt từ 1983 đến 2019, ông đã quyên góp tổng cộng hơn 12 tỷ NDT dưới danh nghĩa cá nhân cho các hoạt động cứu trợ thiên tai, xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ giáo dục. Tào Đức Vượng có gia tài vài trăm tỷ NDT nhưng không ai có thể tìm thấy tên ông top 100 người giàu nhất. Vì phần lớn tiền của ông đã được quyên góp.
Tào Đức Vượng cũng nổi tiếng là người cha có phương pháp giáo dục con vô cùng nghiêm khắc. Phương châm giáo dục của ông gồm 3 chữ: Cần cù, chịu khó, can đảm.
Cựu Tổng thống Obama từng chia sẻ: ''Là người cha của 2 cô con gái, tôi hiểu rằng làm cha là công việc trọng yếu nhất của mỗi người đàn ông''. Dưới góc nhìn của một doanh nhân, Tào Đức Vượng cho rằng khoản đầu tư thành công nhất là giáo dục con cái thật tốt.
Tào Đức Vượng. Ảnh: Internet
1. Sẵn sàng để con chịu gian khó mới có thể chạm tay đến hạnh phúc
Tào Đức Vượng có người con trai lớn sinh năm 1970, Tào Huy. Dẫu không sở hữu bằng cấp cao nhưng Tào Huy vẫn có thể nắm giữ những chức vụ quan trọng ở công ty của cha.
Nhưng trước khi có được vị trí đó, Tào Đức Vượng yêu cầu con trai bắt đầu từ một người công nhân làm những công việc nặng nhọc trong xưởng thuỷ tinh Fuyao. Tào Huy cũng không phản đối sự sắp xếp của cha. Ngay từ khi vào xưởng, anh đã ăn, ngủ với những người công nhân khác mà không có sự phân biệt.
Vì bản thân đã trải qua rất nhiều khó khăn để có được như ngày hôm nay nên Tào Đức Vượng hiểu rằng điều quan trọng trong việc dạy con là để chúng học cách chịu đựng gian khổ nhằm rèn luyện ý chí, tính cách.
Vì thế sau khi Tào Huy tốt nghiệp cấp 3, ông đã đưa con mình vào xưởng thuỷ tinh làm việc như những người công nhân. Bằng việc để con trải qua những gian khổ song thực tế đây là cách để ông giúp con trai nhanh chóng trưởng thành.
Không làm cha thất vọng, sau khi làm đủ công việc tay chân, Tào Huy chuyển sang thực tập tại trụ sở doanh nghiệp, tiếp đến trở thành Tổng giám đốc Fuyao chi nhánh Bắc Mỹ. Sau khi lên nắm quyền, anh đã giúp lợi nhuận của công ty tăng gấp nhiều lần.
Nhiều người thường nói: Nếu cha mẹ không sẵn sàng để con trải qua những gian khổ thì thế giới sẽ làm cho chúng đau khổ. Vì vậy nếu thật lòng yêu thương con, bạn nên để chúng trải qua những gian khổ một cách đúng đắn. Điều này giúp con có sức mạnh chống chọi với những khó khăn của cuộc sống.
2. Người mạnh mẽ được tạo nên từ môi trường gian khổ
Tào Đức Vượng là một nhà từ thiện lớn ở Trung Quốc. Trong hơn 30 năm, ông đã trích ra khoảng 50% khối tài sản của mình để dành cho các hoạt động thiện nguyện. Thế nhưng khi nhắc đến nhà thiện nguyện vĩ đại này nhiều người đôi khi không biết vì ông thực sự rất khiêm tốn.
Đã quyên góp rất nhiều tiền nhưng chưa bao giờ ông thích khoe khoang mình đã đóng góp bao nhiêu. Ông cảm thấy chẳng qua là mình có khả năng, trong khi đất nước và xã hội lại đang cần. Đây là điều doanh nhân nên làm, giống như người bình thường phải ăn phải ngủ, là điều hết sức bình thường.
Sở hữu khối tài sản vài tỷ USD, nhưng ông cũng chỉ tự lái một chiếc Mercedes-Benz đã cũ. Sự khiêm tốn này cũng được thể hiện trong những lời nói và việc làm mà ông dạy con mình. Khác với thế hệ con cái của các gia đình giàu có, lái xe sang, đi ''hộp đêm'', những người con của Tào Đức Vượng lại có lối sống giản dị như những gia đình bình thường.
Trong suốt 8 năm làm việc ở Fuyao, Tào Huy đều mặc đồng phục, sống trong ký túc xá dành cho nhân viên, lái xe ô tô cũ và chỉ đi vé máy bay hạng phổ thông khi đi công tác.
Tào Đức Vượng (bên phải) và con trai Tào Huy (bên trái). Ảnh: Internet
Khi người con trai út của ông, Tào Đại Đằng mua chiếc xe đầu tiên ở Mỹ, anh cũng chọn một chiếc ô tô đã qua sử dụng với mức giá 1.600 USD. Nhiều người cho rằng anh là ''chàng khờ'' sống trong nhà hào môn.
Song thực tế, đối với những người giàu có thực sự như Tào Đức Vượng, họ chẳng thiếu thứ gì. Vì vậy họ không cần sử dụng vật chất bên ngoài để chứng tỏ bản thân. Một người giàu có đi xe sang, ở nhà lầu sẽ chẳng phải là câu chuyện đặc biệt. Nhưng sở hữu khối tài sản lên đến vài tỷ USD như gia đình Tào Đức Vượng nhưng lại chọn một cuộc sống bình dị là điều đáng khen.
3. Dân chủ nhưng không mất đi sự uy nghiêm là cách tốt nhất để giáo dục trẻ
''Con nhà người ta'' luôn là câu nói cửa miệng của nhiều bậc cha mẹ. Nhiều cư dân mạng cũng phàn nàn rằng họ lớn lên dưới sự cằn nhằn của cha mẹ ''con nhà người ta giỏi thế cơ mà''.
Theo báo cáo khảo sát của China Youth Daily, 83,4% phụ huynh được hỏi có hành vi so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy việc bày tỏ sự đánh giá cao đối với con người khác là động lực để con của họ cố gắng phấn đấu.
Nhưng đối với trẻ, mỗi khi nghe câu nói như vậy, chúng chỉ thấy áp lực và vô thức muốn tạo khoảng cách với cha mẹ. Vì thế giáo dục so sánh không thể nuôi dạy những đứa trẻ tự tin.
Tào Đức Vượng là 16% phụ huynh không so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Khi nhắc đến 2 người con trai của mình, ông luôn kể về chúng với niềm tự hào: "Các con trai của tôi khác với con của những nhà tài phiệt khác. Chúng đều là những đứa con ngoan, chịu khó và làm việc chăm chỉ".
Trong mắt của vị tỷ phú này, trẻ em là những cá thể độc lập và giá trị của mỗi người là duy nhất. Khi mọi người đặt câu hỏi về tài năng của con trai Tào Huy, ông thẳng thắn đáp lại: ''Tào Huy có thể không tài năng như những người quản lý khác nhưng đây vẫn là con tôi''.
Có thể thấy, những bậc phụ huynh có tầm nhìn sẽ không bao giờ nói rằng: Con của người khác giỏi hơn con họ mà luôn nghĩ rằng con mình là ngôi sao sáng nhất.
Nhiều người thường cho rằng: ''Thương cho roi cho vọt". Tào Đức Vượng chia sẻ rằng hồi còn nhỏ ông thường bị bố đánh phạt mỗi khi mắc lỗi. Tuy nhiên, ông không bao giờ áp dụng cách giáo dục này với các con của mình. Trẻ em cũng như người lớn, chúng cần được tôn trọng. Tuy chưa dùng vũ lực để kỷ luật con nhưng Tào Đức Vượng luôn là một người cha khiêm khắc. Khi ông nói chuyện, các con đều không dám xen ngang.
Một người cha tốt bằng 100 người thầy giỏi. Ảnh: Internet
Cha là điểm tựa lúc con sợ hãi, là ngọn đèn soi sáng. Một người cha tốt bằng 100 người thầy giỏi. Cha có tốt, con mới có thể bay cao.
Nhà tâm lý học Pierre Nicolas Gerdy từng nói: "Người cha có vai trò vô cùng quan trọng, có quyền năng đặc biệt trong việc nuôi dạy con cái".
Thể thao & Văn hoá