Cách đối nhân xử thế trên đời này, Lão Tử gói gọn trong 12 chữ: Giàu nhờ biết đủ, vật cực tất phản, cẩn thận đầu cuối
Theo đuổi những thứ không thuộc về mình chỉ đem lại cho con người toàn khổ đau.
- 03-05-2021Nghề mới nổi ở Trung Quốc, chuyên phục vụ cho các "cậu ấm cô chiêu": Tìm hiểu sâu mới thấy, sinh ra và lớn lên trong gia đình tài phiệt cũng thật không dễ dàng
- 03-05-2021Cặp vợ chồng triệu phú tự thân tiết lộ 7 bài học lớn trong hành trình xây dựng giá trị ròng 7 con số: Hãy coi tiền chỉ như một công cụ!
- 03-05-2021Càng lớn tuổi và chịu nhiều áp lực, bạn càng phải quản lý "chặt" thứ này: Không phải thời gian, cũng chẳng phải tiền bạc
Xã hội đương đại như một cuộc đua, rất nhiều người chỉ biết cắm đầu chạy đuổi theo hết cái đích này đến cái đích khác. Theo đuổi quá mức, nhất là những thứ không thuộc về mình, lại không hiểu rõ mục đích cũng như khả năng của mình, sẽ mang đến cho mình nhiều thống khổ, phiền phức.
Từ ngàn năm trước, Lão Tử đã xướng lên thuyết "Đại đạo vô vi", thuận theo tự nhiên mà phát triển. Cổ nhân đúc kết 12 chữ để xử sự làm người, nếu có thể thấu hiểu được hàm nghĩa trong đó sẽ giúp chúng ta thoát được khỏi những phiền não trong cuộc sống, bình yên tự đắc.
1. Giàu nhờ biết đủ
Hiện tại tuyệt đại đa số những người gặp thống khổ và phiền não, đều bắt nguồn từ chính lòng tham bên trong mình. Càng truy cầu vật chất, sẽ càng gia tăng thêm áp lực cho mình. Loại áp lực này không phải từ thế giới bên ngoài mang đến, mà là tự mình chuốc lấy.
Con người đau khổ không phải vì họ có quá ít, mà là do họ có quá nhiều. Chính là bởi vì ta nội tâm dục vọng quá nhiều, nhưng trong thực tế đâu có phải cứ muốn là được, mâu thuẫn này sinh ra rất nhiều phiền não và thống khổ.
Cổ nhân khuyên rằng: "Cơm không nên ăn quá no bụng". Ăn đến quá no, không chỉ không đạt được mục đích mà mình muốn, ngược lại còn tổn thương đến sức khỏe và còn mang đến phiền não.
Sống phải có chừng mực, bởi lòng tham vô tận cuối cùng sẽ dẫn con người ta vào một vực thẳm không đáy. Do đó, chỉ cần đáp ứng những thứ ta thật sự cần trong cuộc sống, đừng quá theo đuổi những thứ không thuộc về mình.
Gạt bỏ những ham muốn không phù hợp trong lòng sang một bên, ta sẽ thấy mình trở nên thư thái hơn rất nhiều, áp lực trong cơ thể bỗng chốc được giải tỏa.
2. Vật cực tất phản
Trên thế giới không có vật gì chỉ phát triển theo một chiều. Vạn vật không ngừng biến hóa, không phải đã hình thành thì không thay đổi.
Vật cực tất phản, nghĩa là một sự việc phát triển tới trình độ nhất định, sẽ thay đổi xu hướng, từ tốt chuyển thành xấu, từ xấu lại thành tốt. Họa phúc là chỗ dựa của nhau, mầm họa từ phúc lớn mà ra, phúc lại nảy mầm trong họa.
Vật cực tất phản, khổ tận cam lai là quy luật của tự nhiên, dù ai có muốn cũng không cách nào cải biến. Bởi vậy, chúng ta khi đối mặt với cuộc sống, phải suy xét cho kỹ, đừng bao giờ quá phận cưỡng cầu.
Đang lúc đắc ý, ta phải nhớ đến cái họa trước mắt. Đang trong thời điểm đen tối của cuộc đời, ta phải biết rằng, hôm nay tệ nhất tức là ngày mai sẽ khá lên. Lui một bước là trời cao biển rộng, bao giờ cũng phải chừa chỗ lui cho mình.
3. Cẩn thận đầu cuối
Bắt đầu và kết thúc của mọi thứ đều quan trọng như nhau. Rất nhiều người thất bại khi sắp thành công vì bị mất cảnh giác, không duy trì được niềm đam mê và thái độ nghiêm cẩn như khi mới bắt đầu. Không bao giờ được quên sự cẩn thận lúc đầu, chỉ có vậy mới có thể hoàn thiện công việc.
Ngày nay có nhiều người lập nghiệp ban đầu thì thành công, sau lại thất bại. Khi mới bắt đầu, họ có ước mơ thôi thúc và đam mê cháy bỏng, thái độ với công việc rất đúng mực, nhưng khi sự nghiệp phát triển và đạt được một số thành tựu, họ sẽ tự mãn và vội đắc chí.
Khi ta cảm thấy mình đang ở rất gần với thành công, lúc này là lúc ta cần cẩn trọng và kiên định nhất. Có vậy, ta mới có thể thật sự chạm mốc thành công. Giống như khi kéo co, không cố gắng đến phút cuối cùng, không bao giờ biết ai thắng ai thua.