Cách nào phục hồi chuỗi cung ứng "hậu Covid-19"?
Khi hoạt động kinh doanh ô tô đã giảm hơn 90% tại Trung Quốc vào tháng 2 vì Covid-19, nhà sản xuất ô tô Shanghai-GM-Wuling (SGMW) đã nhanh chóng cấu trúc lại hệ thống sản xuất của mình để sản xuất khẩu trang y tế.
- 22-03-2020Bloomberg: Toàn cầu hóa có ý nghĩa gì khi các nền kinh tế hàng đầu quay lưng với nhau?
- 21-03-2020Bộ Ngoại giao: Vận động, khuyến cáo người Việt Nam ở nước ngoài hạn chế tối đa về nước trong thời điểm hiện nay
Trung Quốc dường như đang nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm khi chiến đấu với đợt bùng phát COVID-19 trong nước.
Tuần trước, quốc gia này đã báo cáo không có trường hợp nhiễm Covid-19 mới, lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Mọi người đang quay trở lại nhịp sống và làm việc thường nhật của họ .Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để các công ty có thể tiếp tục sản xuất bình thường và ứng phó với các tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng.
COVID-19 ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào
Đại dịch COVID-19 đã và đang tấn công giới kinh doanh ở quy mô và tốc độ chưa từng thấy. Nó làm hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, nhà máy phải ngừng sản xuất và làm gián đoạn các ngành sản xuất toàn cầu và mạng lưới cung ứng của họ.
Các ngành công nghiệp chính bao gồm ô tô, điện tử, dược phẩm, thiết bị y tế và vật tư, hàng tiêu dùng... đã bị ảnh hưởng đáng kể. Đây là hệ quả dễ thấy khi Trung Quốc đã trở thành một trung tâm sản xuất thế giới trong hai đến ba thập kỷ qua.
Trung Quốc cung cấp phần lớn các thành phần, nguyên liệu thô hoặc chế biến, cũng như các linh kiện chính cho các nhà sản xuất trên toàn cầu. Các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) của Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức trong việc khôi phục năng lực sản xuất. Các nhà sản xuất toàn cầu cũng cảm thấy tác động của việc thiếu hụt đầu vào trong mạng lưới cung ứng của họ.
Các công ty ở Trung Quốc tiếp tục trì trệ do nhiều yếu tố khác nhau. Thiếu hụt các bộ phận từ các nhà cung cấp cấp thấp hơn; tình trạng thiếu lao động vẫn có thể bị mắc kẹt do đóng cửa làng và các khu vực bị nhiễm bệnh khác; các yêu cầu nghiêm ngặt về thiết lập các biện pháp bảo vệ đầy đủ và cung cấp đầy đủ bảo vệ cho nhân viên; sự phục hồi chậm của năng lực mạng lưới giao thông do phong tỏa đường xá và các quy định cũng như ưu tiên khẩn cấp khác.
Làm thế nào để phục hồi chuỗi cung ứng hậu Covid-19?
Nhiều OEM sản xuất toàn cầu đã phải vật lộn để tìm giải pháp thay thế, bao gồm nhanh chóng chuyển đơn đặt hàng sang nhà cung cấp thứ cấp để bù lại các đơn hàng bị lỡ từ các nhà cung cấp chính, chuyển một số hoạt động sản xuất cốt lõi sang nơi khác.
Một số OEM thậm chí đã mạo hiểm để tái cấu trúc hệ thống sản xuất của họ để tạo ra các sản phẩm hoàn toàn khác. Ví dụ, khi hoạt động kinh doanh ô tô đã giảm hơn 90% tại Trung Quốc vào tháng 2, nhà sản xuất ô tô Shanghai-GM-Wuling (SGMW) đã nhanh chóng trang bị lại hệ thống sản xuất của mình để sản xuất khẩu trang y tế, góp phần tích cực trong việc giảm thiểu lây lan Covid-19 và đồng thời tạo ra doanh thu cũng như nâng cao danh tiếng cho công ty.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, các công ty Trung Quốc cũng đã trở nên sáng tạo và tháo vát hơn trong việc tuyển dụng lực lượng lao động. Một số công ty đã đàm phán với chính quyền địa phương để xin phép gửi xe bus và thậm chí cả máy bay để đưa lực lượng lao động trở lại từ các vùng xa.
Các công ty khác đã bắt đầu áp dụng tự động hóa để bù đắp cho tình trạng thiếu lao động. Một số cũng đang áp dụng các công nghệ để đào tạo xử lý sự cố cho lực lượng lao động thủ công mới được tuyển dụng. Ở một số công ty, những người làm công ăn lương đang tạm thời đảm nhận công việc của lực lượng lao động theo giờ trong một số lĩnh vực sản xuất quan trọng.
Khi cuộc khủng hoảng COVID-19 làm tăng sự cạnh tranh cho các nguồn cung có giá trị, trong một số ngành công nghiệp, bao gồm cả sản xuất xe điện (EV), quyền lực đã chuyển từ OEM sang nhà cung cấp.
Chẳng hạn, Tesla và CATL gần đây đã công bố quan hệ đối tác chiến lược của họ để cung cấp pin EV cho việc sản xuất Model-3 của Tesla tại Trung Quốc, chuyển từ nguồn cung cấp duy nhất là Panasonic. Toyota và Panasonic cũng tuyên bố đồng ý khởi động một liên doanh sản xuất pin EV. Và BMW đã ký một thỏa thuận lớn để mua pin EV từ CATL trị giá 7,3 tỷ EUR.
Quản lý sự gián đoạn trong dài hạn
Theo truyền thống, các giám đốc điều hành của công ty luôn coi chi phí, chất lượng và lượng giao hàng là số liệu chính của họ, khi phát triển các chiến lược chuỗi cung ứng. Nhưng cuộc khủng hoảng gần đây đã chỉ ra, các sự kiện toàn cầu lớn gây ra bởi đại dịch như Covid-19, cũng như thiên tai, biến đổi khí hậu và căng thẳng địa chính trị, có thể tạo ra sự gián đoạn đáng kể đối với việc cung cấp các linh kiện hoặc sản phẩm đáng tin cậy.
Chuỗi cung ứng không thể được thiết lập chỉ sau một đêm. Phải mất thời gian và nỗ lực để có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất, giao hàng, chi phí và khả năng đáp ứng với sự thay đổi kỹ thuật hoặc nhu cầu. Do đó, chuỗi cung ứng được thiết kế cho nhu cầu dài hạn. Một khi chúng được sắp xếp ổn định, có thể khó thay đổi nhanh chóng để thích nghi với những gián đoạn khó lường.
Trong giai đoạn khẩn cấp này, cơ hội hợp tác của chính phủ đang mở rộng. Ví dụ, chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể loại bỏ thuế quan để nguồn cung và hàng hóa được lưu thông, các nền kinh tế cùng chiến đấu và giảm thiểu tác động toàn cầu của đại dịch Covid-19.