Cách phá vỡ nguyên tắc, tác động vào tâm trí giúp chính trị gia thuyết phục công chúng "bảo thủ"
Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hilary Clinton và Donald Trump đang tranh thủ từng ngày, từng giờ cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ. Họ đều có những vụ bê bối nghiêm trọng trong khoảng thời gian gay cấn nhất của cuộc tranh cử. Và hai nhân vật này đã xoay chuyển tình thế, thu hút sự ủng hộ của công chúng bằng cách nào?
- 08-11-2016“Ngắt kết nối Internet và ngắm ảnh mèo”: Cách giảm áp lực trong cuộc chạy đua bầu cử của bà Clinton
- 08-11-2016Dù Trump hay Clinton trở thành Tổng thống Mỹ, họ đều "mù tịt" về công nghệ
- 13-10-2016Câu chuyện về Bill và Hillary Clinton: Bài học hôn nhân đằng sau bê bối ngoại tình của chồng
- 27-09-2016Vì sao bà Hillary Clinton luôn luôn mặc quần? Câu hỏi hot nhất liên quan tới cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên
- 14-09-2016Đổi đời và kiếm được hàng nghìn đô mỗi tháng vì giống hệt bà Hillary Clinton
- 13-09-2016Không riêng bà Clinton, người Mỹ ai cũng "tham công tiếc việc" ngay cả khi đổ bệnh
Các nghiên cứu cho thấy, chính trị gia, các nhà quảng cáo hay chuyên gia tư vấn y tế phải đối mặt với cuộc chiến cam go khi họ cố gắng thay đổi tâm trí của một đối tượng. Giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hay thuyết phục được khách hàng lựa chọn sản phẩm, thay đổi thói quen sống là điều rất khó khăn. Họ làm cách nào khiến chúng ta thay đổi tâm trí, từ bỏ niềm tin hiện tại của bản thân?
“Thiên kiến xác nhận”* chính là nguyên nhân
Con người ghi nhớ thông tin một cách chọn lọc. Họ thường có xu hướng tìm kiếm hoặc xác nhận thông tin đã biết và ưa thích hơn. “Thiên kiến xác nhận” ảnh hưởng đến những điều bạn quan tâm hoặc bỏ qua. Khi bạn tin bạn là một người xui xẻo và hay gặp tai nạn, bạn sẽ có xu hướng nhớ những nơi bạn ngã đau nhiều hơn những lần bạn di chuyển an toàn.
Ví dụ như, nếu bạn tin rằng việc lái xe trên đường cao tốc nguy hiểm hơn trên đường làng, bạn sẽ coi mỗi vụ tai nạn trên đường cao tốc là bằng chứng của niềm tin đó. Hoặc, nếu bạn lái xe vào một con đường lầy lội, bạn sẽ đổ lỗi cho việc lái xe bất cẩn chứ không thừa nhận rằng nguyên nhân chính là con đường. Các thương nhân có xu hướng bỏ qua các thông tin mới nếu nó đòi hỏi họ phải đánh giá lại ý kiến ban đầu mặc dù họ có thể thiệt hại, theo nghiên cứu của Tom Gruca, Đại học Iowa và Michael Cipriano, Đại học South Carolina.
Giáo sư Jerome Groopman của Đại học Harvard cũng cho rằng, nếu bác sĩ đã đưa ra giả thuyết về một bệnh nhân, ông ấy có thể sẽ không nhận ra những thông tin chống lại giả thuyết ban đầu.
Thiên kiến xác nhận ảnh hưởng rất lớn đến cách chúng ta tiếp nhận thông tin. Việc thay đổi tâm trí của một người khó khăn hơn nhiều việc cung cấp thêm thông tin dựa trên niềm tin có sẵn.
Thực tế, trong các cuộc tranh cử, người ta đã lợi dung thiên kiến xác nhận để điều khiển sự bình chọn của dân chúng mà chúng ta không hề nhận biết. Trong các tấm áp phích quảng cáo, họ chỉ đơn giản để những điều liên quan đến ứng cử viên đang tranh cử. Hình ảnh biểu tượng này sẽ ghi dấu sâu sắc trong tâm trí chúng ta, như một dạng tiềm thức. Thế rồi, khi bầu chọn, một tỷ lệ lớn người bỏ phiếu có xu hướng lựa chọn đối tượng từng ở trong tâm trí họ.
Cách phá vỡ nguyên tắc, tác động vào tâm trí
Bí mật nằm ở logic của chính bạn. Cố gắng hiểu những điều bạn biết theo một cách khác sẽ khôn ngoan hơn việc thừa nhận điều đó. Bắt đầu việc thay đổi tâm trí bằng cách viết ra những quan điểm của bạn về một vấn đề và lí do bạn tin nó.
Tiếp theo, hãy đưa ra 3 lí do chống lại quan điểm đó, kèm theo các dẫn chứng thực tế. Cuối cùng, hãy so sánh và chọn điều đúng với thực tế nhất. Phương pháp này giúp bạn nhìn nhận và đánh giá vấn đề theo một cách nhìn hoàn toàn mới. Bạn sẽ sớm nhận ra những điều tích cực hơn, hợp lý hơn với thực tiễn.
Đây cũng là cách mà những người chuyên "thuyết phục" đối phương áp dụng để thay đổi tâm trí, quan điểm và sự lựa chọn của mọi người.
*Thiên kiến xác nhận (còn gọi là thiên kiến (thiên lệch) khẳng định) là một khuynh hướng của con người ưa chuộng những thông tin nào xác nhận các niềm tin hoặc giả thuyết của chính.