Cách xa hơn 6 tỷ km, tàu tỷ đô gửi về 1 bức ảnh lạ: Vì sao nhà khoa học lại 'giật mình'?
Bức ảnh được con tàu vũ trụ Voyager 1 gửi về khiến các nhà khoa học bất ngờ về Trái Đất. Ở khoảng cách lên tới hơn 6 tỷ km, rốt cục đây là bí mật gì?
- 19-06-2022Ông chủ Facebook sắp mở cửa hàng quần áo kỹ thuật số nhằm chinh phục 'vũ trụ ảo'
- 11-06-2022Meta cân nhắc dừng thỏa thuận trả phí cho các bên xuất bản tin tức để toàn tâm phát triển vũ trụ ảo
- 05-06-2022Vũ trụ ảo – cơ hội và rủi ro
Khám phá và chinh phục vũ trụ là tham vọng mà con người đã và đang thực hiện. Ngày nay, với sự trợ giúp đắc lực của khoa học công nghệ, những cỗ máy, tàu vũ trụ hiện đại, loài người đang ngày càng bước gần hơn tới ước mơ khám phá và gia tăng sự hiểu biết về những hành tinh xa xôi và bí ẩn.
Trong số các hành tinh trong hệ Mặt Trời, Sao Hỏa là hành tinh được con người chú ý nhất. Minh chứng là có nhiều tàu thăm dò thực hiện sứ mệnh khám phá Sao Hỏa, đồng thời hành tinh này cũng được dự đoán sẽ trở thành hành tinh nhập cư đầu tiên của con người trong tương lai.
Sao Hỏa cách Trái Đất dao động từ 55 – 400 triệu km. Khoảng cách này phụ thuộc vào quỹ đạo của Sao Hỏa.
Xa hơn nữa, Sao Thổ cách Trái Đất tới 1,35 tỷ km. Tuy nhiên, bí mật thật sự về kích thước thật sự của Trái Đất khi ở khoảng cách xa lại được tiết lộ trong một bức ảnh chụp của con tàu tỷ đô Voyager 1 cách đây 32 năm.
Tàu Voyager 1 chụp bức ảnh về Trái Đất ở khoảng cách lên tới hơn 6 tỷ km vào năm 1990. Ảnh: NASA
Theo đó, vào ngày 14/2/1990, ở khoảng cách lên tới 6,06 tỷ km, tàu Voyager 1 của NASA đã chụp được một bức ảnh của Trái Đất so với Mặt Trời. Bức ảnh được chụp chỉ vài chục phút trước khi máy ảnh của tàu Voyager 1 được tắt nguồn một cách có chủ ý nhằm tiết kiệm năng lượng. Khi trông thấy bức ảnh này, các nhà khoa học đã rất bất ngờ vì kích thước nhỏ bé của Trái Đất giữa vũ trụ vô cùng rộng lớn.
Để nhìn thấy Trái Đất trong bức ảnh này, người xem cần phải phóng to nó nhiều lần. Trái Đất trong hình ảnh được chụp bởi con tàu tỷ đô ở khoảng cách hơn 6 tỷ km lại trông vô cùng bé nhỏ, giống như một chấm xanh mờ. Theo NASA, hình ảnh Trái Đất trong bức ảnh này còn nhỏ hơn 1 pixel khi chỉ có kích thước bằng 0,12 pixel.
Bức ảnh có tên là "Pale Blue Dot" (có nghĩa là đốm xanh mờ) đã giữ kỷ lục là ảnh chụp từ khoảng cách xa nhất về Trái Đất trong suốt 28 năm. Đây được coi là một trong những bức ảnh ấn tượng nhất của Voyager 1. Đến tháng 2/2018, con tàu vũ trụ New Horizons của NASA đã phá vỡ kỷ lục trên khi chụp được ảnh từ vị trí xa Trái Đất nhất (6,12 tỷ km) hơn bất cứ tàu vũ trụ nào trong lịch sử.
Bức ảnh này trở nên nổi tiếng sau khi ông Carl Sagan, nhà thiên văn học nổi tiếng thế giới, đồng thời là thành viên của NASA trong dự án Voyager gọi Trái Đất là "Pale Blue Dot" trong cuốn sách có tựa đề là "Pale Blue Dot: A Vision of the Human Future in Space" được xuất bản vào năm 1994.
Bức ảnh này có tên là Pale Blue Dot và rất nổi tiếng trong 32 năm qua.
Ngoài Trái Đất, trên đường ra khỏi hệ Mặt Trời, tàu Voyager 1 còn chụp được hình ảnh của Sao Hải Vương, Sao Thiên Vương, Sao Thổ, Sao Mộc và Sao Kim. Một số hành tinh mà tàu Voyager 1 không chụp được vì Sao Hỏa bị che khuất bởi ánh sáng Mặt Trời phản chiếu trong máy ảnh, Sao Thủy quá gần Mặt Trời và hành tinh lùn Sao Diêm Vương quá nhỏ, xa và quá tối để có thể phát hiện được.
Những hình ảnh về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời đã mang đến cho con người một cái nhìn đầy cảm hứng và chưa từng có về Trái Đất và những hành tinh xung quanh. Giống như Trái Đất, mỗi hành tinh chỉ xuất hiện như một đốm sáng.
Dù tàu Voyager 1 bỏ sót vài hành tinh khi chụp bức ảnh chân dung vào năm 1990, nhưng đây là con tàu vũ trụ đầu tiên tìm cách để chụp ảnh Hệ Mặt Trời.
Theo các chuyên gia, cho đến nay, chỉ có 3 tàu vũ trụ có khả năng quan sát và chụp ảnh ở khoảng cách xa như vậy, đó là tàu Voyager 1, Voyager 2 và New Horizons của NASA.
Tàu Voyager 1 hiện cách Trái Đất 23,3 tỷ km. Ảnh: NASA
Mặt Trời chỉ là một thành viên bình thường, một trong hàng trăm tỷ những ngôi sao của Dải Ngân hà. Theo các nhà khoa học, đường kính của Dải Ngân hà là khoảng 200.000 năm ánh sáng. Trên thực tế, con người vẫn không biết có bao nhiêu hành tinh như Trái Đất tồn tại và việc quan sát chúng là vô cùng khó khăn.
Liệu sự sống có tồn tại trên các hành tinh ngoài Trái Đất? Dù chưa tìm thấy nhưng các nhà khoa học chưa bao giờ phủ nhận sự tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất. Vũ trụ quá rộng lớn nên dù với xác suất là 1 phần tỷ thì số lượng các nền văn minh ngoài hành tinh cũng sẽ là con số khổng lồ.
Có lẽ ở một góc nào đó của Dải Ngân hà, có những hành tinh giống Trái Đất với nền văn minh và công nghệ thông minh tương tự. Tuy nhiên, chúng ta rất khó để tìm thấy những hành tinh như vậy.
Tàu tỷ đô của NASA chuẩn bị ngừng hoạt động
Tàu vũ trụ Voyager 1 được phóng vào ngày 5/9/1977, chỉ vài ngày sau khi tàu Voyager 2 được phóng đi vào ngày 20/8/1977. Sứ mệnh của Voyager 1 là định vị và nghiên cứu các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời.
Bộ đôi Voyager của NASA chuẩn bị ngừng hoạt động vào năm 2030. Ảnh: Getty Images
Tàu Voyager 1 của NASA đã bay qua Sao Mộc vào ngày 5/3/1979 và sau đó qua Sao Thổ ngày 12/11/1980. Voyager cũng đã vượt qua nhật quyển vào tháng 8/2012.
Voyager 1 hiện cách xa Trái Đất tới 23,3 tỷ km và trở thành vật thể xa nhất mà con người tạo ra.
Business Insider cho biết, sau 45 năm hoạt động, tàu Voyager 1 đã vươn tới không gian giữa các vì sao và cách Trái Đất xa hơn tất cả những vật thể nhân tạo khác. Trong nhiều thập kỷ tới, không vật thể nào có thể phá vỡ kỷ lục này.
Trên thực tế, hệ thống máy tính của tàu Voyager 1 và Voyager 2 được cung cấp năng lượng bởi plutonium. Đây là nguyên tố phóng xạ với khả năng tạo ra năng lượng hạt nhân thông qua những phản ứng phân hạch.
Theo Scientific American, NASA sẽ tiến hành tắt một số hệ thống tiêu thụ năng lượng trên tàu Voyager 1 và Voyager 2 trong năm 2022, để thực hiện kế hoạch chấm dứt sứ mệnh của 2 con tàu này vào năm 2030.
Đĩa mạ vàng của Voyager. Ảnh: NASA
Nhà khoa học Linda Spilker từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực NASA cho biết, sau năm 2030, dự kiến bộ đôi tàu Voyager sẽ không còn khả năng liên lạc với Trái Đất. Thế nhưng chúng vẫn còn sứ mệnh cuối cùng là khi mang theo tấm đĩa mạ vàng 12 inch có chứa những thông tin về Trái Đất gồm có 115 bức ảnh, lời chào bằng 55 ngôn ngữ khác nhau và các âm thanh gồm hiệu ứng của gió, mưa, nhịp tim của con người và đặc biệt là bản nhạc 90 phút.
Theo các chuyên gia, dù kết thúc sứ mệnh vào năm 2030, nhưng trong 20.000 năm tiếp theo, bộ đôi Voyager 1 và Voyager 2 dự kiến sẽ đi qua ngôi sao gần chúng ta nhất là Proxima Centauri.
Bài viết tham khảo nguồn: Businessinsider, NASA
Trí thức trẻ