Cafe chồn ngon và đắt nhất thế giới nhưng nghe xong câu chuyện tàn nhẫn này, bạn có còn muốn uống nữa không?
Bạn có biết rằng cafe chồn đích thực là được làm ra từ phân chồn? Nhưng câu chuyện sau đó còn bi kịch hơn thế nhiều.
- 23-04-2018Uống bao nhiêu cốc cà phê một lúc có thể gây ngộ độc chết người?
- 19-04-2018Lý do nên uống nước trước khi uống trà hoặc cà phê
- 17-04-2018Tác hại kinh hoàng khi 'nhuộm' cà phê bằng lõi pin
Có lẽ ít nhiều gì chúng ta cũng từng nghe đến cụm từ "cafe chồn". Đây vốn là một thứ đồ uống đặc biệt, được xếp vào hàng "xa xỉ phẩm" hiếm có trên thế giới.
Cafe chồn xuất hiện lần đầu tại Indonesia, với tên gọi là Kopi Luwak. Qua thời gian, nhiều quốc gia trên thế giới cũng nắm được phương thức tạo cafe chồn cho riêng mình, tạo nên một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ.
Ước tính, 1kg cafe chồn trên thị trường có thể có giá lên tới $1000 (tương đương gần 23 triệu đồng).
Nhưng nguồn gốc của cafe chồn là từ cái gì? Chắc nhiều người cũng biết rằng tên gọi khác của loại cafe này là "cafe phân chồn", và cái tên ấy nói lên tất cả. Hạt cafe chồn chính xác được lấy ra từ phân của loài chồn, mà cụ thể ở đây là loài chồn vòi đốm - hay chồn hương.
Cụ thể thì loài chồn khi ăn quả cafe, hạt sẽ đi qua dạ dày và bị các enzyme trong ruột tác động. Các enzyme chỉ đủ để bào mòn lớp vỏ bên ngoài hạt và làm lên men, thấm nhẹ vào nhân cafe, sau đó hạt được thải ra qua đường bài tiết, hay dân dã hơn là khi con chồn... đi "nặng".
Con người Indonesia phát hiện ra loại cafe chồn từ thời kỳ quốc gia này còn đang bị thực dân Hà Lan đô hộ. Khi đó, nông dân bản địa đã bị cấm tuyệt đối không được khai thác cafe vì mục đích cá nhân. Hệ quả, cafe rụng đầy đường mà chẳng ai dám làm gì.
Nhưng rồi sau đó, họ nhận ra những con chồn vòi đốm khi ăn cafe sẽ không tiêu hóa được hạt. Và nếu lấy hạt này để chế biến sẽ tạo ra một loại đồ uống thơm ngon hơn hẳn cafe bình thường.
Với những người không biết thì sẽ thấy ghê sợ. Rõ ràng, vì nó chẳng khác gì bạn đang uống một đống... chất thải của chồn cả.
Tuy nhiên, số cafe này sẽ phải trải qua quy trình xử lý cực kỳ nghiêm ngặt, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây mất vệ sinh. Kèm theo đó là quá trình rang xay với kỹ thuật riêng, sẽ tạo ra cafe chồn với hương vị "độc nhất vô nhị".
Chỉ có điều câu chuyện đằng sau đó có thể khiến bạn nghĩ lại
Loài chồn hương khá kén ăn, và không phải lúc nào chúng cũng ăn quả cafe. Hơn nữa, loài chồn này khá nhỏ, chỉ xuất hiện vào ban đêm, đồng thời nơi sinh sống lại ở trong rừng rậm.
Thế nên rõ ràng, việc sản xuất cafe theo hứng của lũ chồn không phải là cách để biến nó thành một ngành công nghiệp xa xỉ như ngày nay được.
Đúng như bản chất của kinh doanh, con người phải tìm ra cách tối ưu nhất, và đó là việc bắt nhốt lũ chồn, cho chúng ăn theo thực đơn của con người, nhằm tối đa hóa hiệu quả sản xuất.
Lũ chồn bị nhốt trong các chuồng nhỏ, chỉ có độc một món là quả cafe trong suốt cả ngày. Vốn là loài vật hoang dã, chỉ quen xuất hiện vào ban đêm, điều này đã gây ra hậu quả xấu với sức khỏe và đặc biệt là tâm lý của chúng.
Một số tỏ ra hung dữ, cắn xé lẫn nhau, tự hoại. Nhiều con chết vì mất máu, số khác bị mất cân bằng dinh dưỡng trầm trọng.
Chồn luôn trong trạng thái căng thẳng, dễ tự làm tổn thương.
Các trang trại uy tín, họ có cách để đảm bảo tình trạng sức khỏe cho chồn. Nhưng với nhiều cơ sở sản xuất tự phát, điều kiện chăm sóc chồn cũng cực kỳ đơn sơ và không đảm bảo. Sau vài năm, những con chồn năng suất kém sẽ được trả lại tự nhiên.
Tưởng như là sự giải thoát, nhưng không, vì hầu hết sẽ chết do sức khỏe đã bị bào mòn sau những năm tháng bị bóc lột.
Tham khảo: PETA
Helino