Cái giá của sự đánh mất niềm tin: KOL đang "chết dần" vì giá booking trên trời, liên tục gặp scandal và thế là KOC trỗi dậy!
Mới đây, anh Đỗ Hữu Hưng - CEO ACCESSTRADE Vietnam, người có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing nói chung, Influencer Marketing nói riêng đã có những lý giải và dự đoán thú vị về xu hướng KOC trong tương lai.
- 10-01-2022Rất nhiều người đang cảm thấy: Đi làm mãi không hết việc, sếp có cảm giác trả lương quá cao nên luôn đòi hỏi nhưng thưởng ở đâu, có thể thăng tiến không?
- 07-01-2022"Lời nguyền" ung thư trực tràng được phát hiện, bác sĩ cảnh báo: Làm nhiều hơn 3 việc này, ruột dần "thối rữa", có thể cực nguy hiểm đến tính mạng
- 06-08-2021Việc nhẹ lương cao như KOL xe hơi: Đăng ảnh ‘sương sương’ nhận ngay nghìn USD, được tặng cả chiếc xe, tiền thu về từ quảng cáo cao ngất ngưởng
- 03-03-2021Hơn 70 tuổi vẫn còn "xuân", các cụ bà trở thành KOL có tiếng trên mạng xã hội, kiếm được bộn tiền
KOC (Key Opinion Consumer) hay có thể hiểu đơn giản là người kiếm tiền bằng nghề “rì viu" tất tần tật mọi thứ trên đời, đang nổi lên như 1 xu thế. Có rất nhiều lý do để KOC trở thành 1 nghề tiềm năng, một trong số đó chính là việc ai rồi cũng sẽ trở thành tín đồ mua sắm online mà thôi. Cứ nghĩ mà xem, khi bạn chưa từng có trải nghiệm với sản phẩm định mua nhưng có một người dùng trước rồi mách lại công dụng, chỉ ra ưu điểm nhược điểm của nó - bảo sao lại không thích!
Đón đầu cơn sóng, cuộc thi KOC VIETNAM 2022 đang diễn ra nhằm tìm kiếm, vinh danh, đào tạo và nâng đỡ thế hệ KOC chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức xuất hiện. Xem thêm cách tham gia ngay tại đây nhé!
Nếu bạn còn nghi ngờ về sức ảnh hưởng của KOC, thì hãy cùng lắng nghe chia sẻ của anh Đỗ Hữu Hưng - CEO của ACCESSTRADE Vietnam (Nền tảng Tăng trưởng Doanh thu hiệu quả hàng đầu Việt Nam & Seasia) về sự bùng nổ tất yếu của nghề mới này.
KOL dần bị thay thế bởi KOC. Vì sao?
Theo chia sẻ của CEO ACCESSTRADE Vietnam KOL (Key Opinion Leaders) - được các thương hiệu xa xỉ, nổi tiếng trên toàn cầu sử dụng để quảng bá các sản phẩm và thúc đẩy doanh số, tuy nhiên đang dần bị thay thế bởi KOC (Key Opinion Consumer) vì những lý do sau đây:
Thứ 1, những KOL ngôi sao không phải lúc nào cũng được lòng người tiêu dùng.
Thuật ngữ "người nổi tiếng" thường gắn với các nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ... người quảng bá những sản phẩm của các thương hiệu có tên tuổi. Tại Việt Nam có thể kể đến Trấn Thành, Mỹ Tâm, Mỹ Linh, Sơn Tùng,...
Thông thường, những hợp đồng hợp tác giữa các brand và người nổi tiếng trên trị giá nhiều nhiều tỷ, mang lại cho các celeb khoản doanh thu khổng lồ. Tại sao họ được như vậy? Bởi những người nổi tiếng này được truyền thông đưa tin mỗi ngày, được hàng triệu fan theo dõi và ủng hộ.
Tuy vậy, những ngôi sao này, không phải lúc nào cũng được lòng người tiêu dùng - những người ngày càng chú ý tới những khoản tiền béo bở mà ngôi sao của mình nhận được từ hợp đồng với các brand. Trước đây, quan điểm của giới marketing cho rằng, ảnh hưởng tới quyết định người tiêu dùng phải đến từ những ngôi sao nổi tiếng, còn tác động từ những ý kiến comment, đánh giá của người dùng khác (peer review) không quá quan trọng. Tuy vậy, quan điểm này giờ đã không còn phù hợp, bởi có quá nhiều vấn đề bất cập.
Thứ 2, giá booking để làm branding ngày càng khủng, nhãn hàng cũng "lao đao".
Một trong những vấn đề trong sử dụng "người nổi tiếng" để làm branding cho các sản phẩm thâm nhập thị trường, đó là giá booking các celeb càng ngày càng khủng khiếp. Cứ mỗi năm, người ta lại nghe thấy có một ngôi sao nào đó, vừa phá vỡ giá kỷ lục của người khác, với những con số "em yên tâm, anh bán chất xám nhưng cũng đủ làm choáng váng mình". Con số cát-xê này tỷ lệ thuận với số lượng follower, cũng như các tương tác (comment, shares,...) mà người nổi tiếng này tạo ra trên một post hoặc hoạt động của mình. Điều này dẫn tới tình trạng fake follower, fake view,... nhằm tăng giá cũng như đảm bảo KPI cho nhãn hàng.
Thứ 3, nghệ sĩ gặp khủng hoảng truyền thông ảnh hưởng tới brand.
Những "khủng hoảng" truyền thông trong năm qua từ các ngôi sao, như "sao kê", "quảng bá sản phẩm kém chất lượng", "đưa tin tức giả", "đạo đức lối sống" - như bản tin của VTV24 đã nhiều lần đưa tin khiến các thương hiệu lớn dần "xa lánh" cách thức hợp tác này. Lòng tin của người tiêu dùng về các thần tượng của mình trở nên suy giảm nghiêm trọng sau những "xì căng đan" liên tiếp gần đây. Và vì vậy, ảnh hưởng lớn tới các brand mà họ hợp tác.
Đi kèm với đó là ảnh hưởng Covid-19 khiến tình hình kinh doanh suy giảm, các thương hiệu thắt chặt hầu bao, dẫn đến người nổi tiếng năm 2021 gặp rất nhiều khó khăn. Việc thiếu các show diễn, lại thiếu các đơn vị booking, làm cho nhiều hoa hậu thậm chí kêu trên báo chí: "Đủ sống là tốt rồi!". Và dân tình được chứng kiến hoa hậu, diễn viên, ca sĩ... cũng chuyển sang review sản phẩm.
KOC có thể là bất cứ ai và thật sự có tác động tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Đi ngược lại với sự đi xuống của các ngôi sao và người nổi tiếng, 2021 lại là năm rất bận rộn của các micro Influencer hay còn được gọi là KOC .
KOC chính là những người tiêu dùng. Mỗi ngày mua sản phẩm, trải nghiệm và chia sẻ những góc nhìn, đánh giá chân thật của mình. Họ không khen 1 màu về sản phẩm như các celeb mà bằng chuyên môn và kinh nghiệm của bản thân, họ đánh giá cả điểm tốt, lẫn chưa tốt, so sánh các sản phẩm, góp ý cho cả brand lẫn người tiêu dùng để chọn lựa sản phẩm cho phù hợp.
Các KOC thông thường cũng là một chuyên gia trong ngành. Họ có thể là doanh nhân, là thợ sửa ô tô, là chuyên gia y tế, chuyên gia tài chính... Số lượng follower của họ không đông đảo nhưng với chuyên môn sâu sắc, và trải nghiệm phong phú, số lượng tương tác hai chiều và độ tin cậy của người tiêu dùng về họ rất cao, nhất là những lời khuyên mà họ đưa ra về một sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Họ thực sự có tác động tới quyết định mua hàng của khách hàng.
Từ năm 2019, KOC được xem là nhóm influencer quyền lực nhất do có tỷ lệ tương tác cao. Theo nghiên cứu từ CreatorIQ, tỷ lệ tương tác trên Instagram của nhóm KOC cao gấp 7 lần so với nhóm KOL (7.2% so với 1.1%). Đặc biệt ở nền tảng TikTok, tỷ lệ tương tác đạt được lên đến 9.38% cho nhóm Influencer nhỏ, nhưng các siêu sao chỉ có thể dừng lại ở mức 5.3%.
Theo quan sát của ACCESSTRADE, rất nhiều thương hiệu từ lớn như Unilever, PNJ... tới các local brand như Rong nho trong năm 2021 đều sử dụng các KOC trong các chiến dịch marketing. Đặc biệt là brands có shop trên sàn TMĐT như Lazada,... Việc sử dụng KOC là rất phổ biến và chuyện bán vài trăm triệu/ngày là chuyện không còn xa lạ.
Tuy vậy, một số brand vẫn chưa biết cách sử dụng các KOC hiệu quả. Việc tìm kiếm các KOC phù hợp với sản phẩm, đo lường hiệu quả của từng KOC và cả một chiến dịch... là việc rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Đó chính là lý do mà những nền tảng kết nối giúp doanh nghiệp quảng bá và bán hàng qua mạng xã hội với KOC như ACCESS KOC (koc.asia) ra đời.
Trong năm 2021, nền tảng ACCESS KOC ghi nhận có hơn 500 chiến dịch diễn ra trong năm 2021, với 100.000 KOC tham gia và tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng lên đến 30%. Đặc biệt trong tháng 12/2021, lần đầu tiên, KOC app - một ứng dụng dành riêng cho influencer lọt top 3 bảng xếp hạng của Apple Store. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các platform dành cho KOC cũng như sự hữu ích của các nền tảng này cho các chiến dịch Influencer Marketing của doanh nghiệp.
Dự đoán tương lai của KOC
Đại dịch rõ ràng đã thúc đẩy hành vi của người dùng trên nền tảng kỹ thuật số và khuyến khích việc mua sắm trên các sàn TMĐT, khiến sàn TMĐT và các kênh mua sắm online trở thành người bạn đồng hành thân thiết, kênh mua sắm thuận tiện và an toàn. Chỉ tính trong năm qua, số danh mục hàng hóa mà người dùng Việt mua sắm trực tuyến tăng 50%. Số gian hàng online tăng 40%, kéo theo mức tăng 1,5 lần tổng chi tiêu bán lẻ trực tuyến trên cả nước so với năm 2020.
Bên cạnh đó, sự phát triển của internet, smartphone và sự phổ biến của mạng xã hội với 72 triệu người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, tương đương 73% dân số. 3 yếu tố này san phẳng các khoảng cách địa lý, khiến bạn dù ở đâu, làm gì cũng có thể trở thành KOC và kết nối với tất cả mọi người.
"Khi mà Gen Z trở thành đối tượng tiêu dùng chính, trở thành tâm điểm tác động tới toàn bộ mọi khía cạnh: là người khiến mạng xã hội trẻ hoá, khiến thương hiệu phải "chạy theo" ngôn ngữ trẻ, chiến dịch marketing xoay quanh người dùng trẻ. Thị trường KOC sẽ còn phát triển và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong 5 năm tới, thậm chí xa hơn nữa với tương lai rất xán lạn" - Anh Đỗ Hữu Hưng - CEO ACCESSTRADE khẳng định.
Với tình hình và tiềm năng của KOC đã được chuyên gia trong ngành chỉ rõ như vậy, bạn còn chần chừ gì mà không thử sức trong lĩnh vực mới toanh này? Hãy bắt đầu ngay với vòng casting Thích thì rì viu, không thích thì rì viu của KOC VIETNAM 2022 . Sân chơi chuyên nghiệp "ươm mầm" những tâm hồn mê mạng xã hội, yêu sáng tạo này sẽ luôn rộng cửa đón tất cả mọi người nhé! Cũng đừng quên giải thưởng khủng lên tới 1 tỷ đồng đang chờ nữa nè!
KOC VIETNAM 2022 được đầu tư thực hiện bởi VCCorp cùng đơn vị đồng tổ chức Lazada Việt Nam, phát hành chính thức trên Kenh14 và hệ thống truyền thông đa nền tảng, tư vấn và bảo trợ truyền thông bởi Admicro, với ACCESSTRADE Việt Nam là đối tác cung cấp nền tảng chính thức sẽ là sân chơi chuyên nghiệp, để những gương mặt KOC được học hỏi, cọ xát và phát triển. Với sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử cùng nhu cầu khổng lồ từ người tiêu dùng, thế hệ KOC chuyên nghiệp, sáng tạo và chỉn chu hứa hẹn sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong mọi quyết định mua sắm của giới trẻ.
Vòng casting call Thích thì rì viu, không thích thì rì viu sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 11/1/2021 đến 27/1/2022. Nếu bạn tự tin là một phần của thế hệ mua sắm mới, đừng bỏ qua KOC VIETNAM 2022 với sân chơi đào tạo kỹ năng sáng tạo chuyên nghiệp cùng rất nhiều điều hấp dẫn đáng mong chờ tại đây .
Pháp luật và bạn đọc