MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cái giá phải trả của cặp đôi Trung Quốc khi dám sinh đứa con thứ 3: Cả vợ chồng cùng mất việc và ngày đêm tìm lại công lý trong vô vọng

22-01-2020 - 14:13 PM | Sống

Người chồng nói rằng, sau này khi con gái lớn lên, anh sẽ cho bé biết được bố mẹ đã cố gắng bảo vệ chúng như thế nào.

Xue Ruiquan vẫn theo thói quen buổi sáng, sau khi chạy bộ vào lúc 7 giờ sáng thì anh bắt đầu chuẩn bị bữa sáng cho vợ và 3 đứa con nhỏ, rồi chở con trai lớn là Chongchong đến trường. “Đi học cẩn thận nhé. Bố phải đi làm đây”, anh vừa thả con trai 7 tuổi xuống rồi vội đi.

Hóa ra Xue đã nói dối. Người đàn ông 44 tuổi này và vợ là Xie Zhengning đã thất nghiệp hơn một năm. Cả gia đình đang phải vật lộn kiếm sống bằng mọi cách, ngoài ra họ còn dựa vào tiền tiết kiệm và các khoản vay từ ngân hàng cũng như từ bạn bè, người thân để sống qua ngày.

Vào tháng 12/2018, Xue đã bị sa thải khỏi vị trí nhân viên cảnh sát ở thành phố Vân Phù, Quảng Đông, Trung Quốc. Ba tháng sau, vợ anh là cô Xie cũng bị trường tiểu học chấm dứt hợp đồng làm giáo viên. Cả hai đều bị mất việc vì cùng một lý do chính là phá vỡ giới hạn sinh đẻ của Trung Quốc bằng cách sinh con thứ 3.

Cái giá phải trả của cặp đôi Trung Quốc khi dám sinh đứa con thứ 3: Cả vợ chồng cùng mất việc và ngày đêm tìm lại công lý trong vô vọng - Ảnh 1.

Hệ lụy mà hai vợ chồng Xie và Xue đang gánh phải khiến họ cảm thấy vô cùng bàng hoàng và tức giận. Trong nhiều thập kỷ qua, rất nhiều người Trung Quốc đã phải đối mặt với việc bị sa thải tại nơi làm việc vì vi phạm quy tắc kế hoạch hóa gia đình. Thế nhưng cặp đôi này tưởng chừng như được ngoại lệ khi đất nước bắt đầu không đồng đều về dân số, và nới lỏng hình phạt cho những người có nhiều hơn hai đứa trẻ thì họ lại bị gánh hậu quả khôn lường.

Vào những năm 1970, chính phủ Trung Quốc bắt đầu đưa ra các biện pháp kiểm soát sinh sản quy mô lớn để kiềm chế sự gia tăng dân số. Đến năm 1980, các biện pháp này đã được củng cố thành chính sách một con trên toàn quốc. Vì vậy, những gia đình nào vi phạm sẽ phải chịu hình phạt rất khắc nghiệt từ việc phạt tiền đến phá thai, thậm chí là triệt sản.

Sau khi chính sách này được ban hành đã ngăn chặn được 400 triệu ca sinh trong vòng 25 năm. Điều này cũng đẩy nhanh sự suy giảm khả năng sinh sản, dẫn đến một xã hội già hóa nhanh chóng và mất cân bằng giới tính nghiêm trọng khi đàn ông nhiều hơn phụ nữ 31 triệu người.

Cái giá phải trả của cặp đôi Trung Quốc khi dám sinh đứa con thứ 3: Cả vợ chồng cùng mất việc và ngày đêm tìm lại công lý trong vô vọng - Ảnh 2.

Trong nỗ lực giảm thiểu các vấn đề nhân khẩu học này, chính phủ đã quyết định chấm dứt chính sách một con vào năm 2016 và cho phép các vợ chồng có thể sinh bé thứ 2. Anh Xie đã sinh đứa con thứ 2, đặt tên Lele vào cùng năm đó.

Những cải cách này đã thất bại trong việc đảo ngược tỷ lệ sinh của đất nước. Chỉ có 14,65 triệu trẻ em được sinh ra trên toàn quốc vào năm 2019, còn số thấp nhất được ghi nhận kể từ năm 1961. Vì thế, chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra quyết định sẽ nới lỏng hơn các quy tắc kế hoạch hóa gia đình, và một số chuyên gia đã kêu gọi bãi bỏ việc giới hạn sinh đẻ. Năm 2017, Trung Quốc dường như tiến thêm một bước theo hướng này.

Tại quê nhà của Xie và Xue - Quảng Đông cũng đã nhanh chóng công bố sửa đổi quy định kế hoạch hóa gia đình vào tháng 5/2018. Chỉ vài tuần trước khi chính sách này được công bố, Xie và Xue phát hiện họ đang mang thai đứa con thứ 3. Thời điểm đó, họ đã lên lịch phá thai, bởi vì họ biết rằng, nếu như cố chấp sinh đứa bé thì họ sẽ bị phạt nặng, thậm chí khiến cả hai mất việc, sẽ ảnh hưởng đến các khoảng tiền trong gia đình.

Cái giá phải trả của cặp đôi Trung Quốc khi dám sinh đứa con thứ 3: Cả vợ chồng cùng mất việc và ngày đêm tìm lại công lý trong vô vọng - Ảnh 3.

Cặp vợ chồng bắt đầu nghiên cứu sâu về quy định và chính sách. Xue đã lên văn phòng kế hoạch hóa gia đình ở quận để hỏi các quan chức rằng liệu công việc của anh có an toàn không nếu như cả hai vẫn giữ đứa trẻ này. Nhưng anh Xue không nhận được câu trả lời rõ ràng.

Đến tháng 7/2018, Tòa án Nhân dân cấp cao Quảng Đông đã công bố một tài liệu nói rằng bất cứ bên nào liên quan đến chấm dứt hợp đồng nhân viên, các hợp đồng vi phạm quy tắc kế hoạch hóa gia đình sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Đối với cặp đôi, thông báo này như một tín hiệu rõ ràng và tích cực. Vì vậy họ đã quyết định mạo hiểm để sinh đứa bé thứ 3 này. Miễn là ít nhất một trong hai người vẫn còn giữ được công việc thì cuộc sống sẽ ổn.

Sau khi biết tin, Xie vui sướng khi thông báo với các đồng nghiệp trong trường tiểu học rằng cô sẽ không phải phá thai. Lúc đầu, ai nấy cũng đều mừng cho cô, mọi thứ dường như suôn sẻ thuận lợi. Nhưng khi kỳ nghỉ hè kết thúc vào tháng 9, cô đã phải chịu một cú sốc bất ngờ. Đại diện trường tiểu học Vân Phù đã thông báo rằng, cô Xue cần phải từ bỏ đứa trẻ, còn không thì người chồng buộc phải mất việc.

Cái giá phải trả của cặp đôi Trung Quốc khi dám sinh đứa con thứ 3: Cả vợ chồng cùng mất việc và ngày đêm tìm lại công lý trong vô vọng - Ảnh 4.

Anh Xue, người ròng rã đi tìm công lý cho mình và vợ.

Đứng trước quyết định này, Xue từ chối việc bỏ đứa con vì vợ đã mang thai được bốn tháng. “Cô ấy đã sẵn sàng để sinh đứa bé. Chúng tôi đã có thể cảm nhận được sự chuyển động của đứa trẻ. Tôi đã đem những giấy tờ (liên quan đến quyết định chính sách) đến gặp cấp trên nhưng anh ta không chấp nhận”. 

Xue đã đến văn phòng kế hoạch hóa gia đình hết lần này đến lần khác, yêu cầu làm rõ các quy định chính sách. Thế nhưng, đến tháng 10, một quan chức vẫn chắc nịch rằng việc sinh con thứ 3 sẽ khiến vợ chồng anh bị đuổi việc. Cuối cùng, vào ngày 28/12, anh Xue chính thức bị sa thải.

Ba tuần sau, cô Xie hạ sinh một bé gái, đặt tên là Nuannuan. Hai tháng sau, trường tiểu học Vân Phù cũng đã đưa quyết định thôi việc với cô Xie. Điều đáng nói, quyết định này được đưa ra trong thời gian nghỉ thai sản 98 ngày của Xie. Theo luật lao động Trung Quốc, động thái này được cho là bị cấm.

Cái giá phải trả của cặp đôi Trung Quốc khi dám sinh đứa con thứ 3: Cả vợ chồng cùng mất việc và ngày đêm tìm lại công lý trong vô vọng - Ảnh 5.

Trước khi mất việc, Xue là một nhân viên cảnh sát an ninh công cộng đã phục vụ được 19 năm, giành được nhiều giải thưởng nội bộ. Anh cũng được chọn để giảng dạy tại trường Đại học Cảnh sát Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, một vinh dự uy tín không phải ai cũng có được.

Trong suốt thai kỳ, cặp vợ chồng đã gặp rất nhiều người để hiểu biết thêm về quy định chính sách kế hoạch hóa gia đình. Cô Xie từng bị rụng tóc và mất cảm giác ngon miệng khi mang thai đứa bé thứ 3. Còn anh Xue đã dành nhiều tháng để đi tìm công lý cho hai vợ chồng nhưng không có gì tiến triển.

Cái giá phải trả của cặp đôi Trung Quốc khi dám sinh đứa con thứ 3: Cả vợ chồng cùng mất việc và ngày đêm tìm lại công lý trong vô vọng - Ảnh 6.

Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6/2019, anh liên tục kiến nghị với phòng tổ chức và giáo dục Vân Phù để việc của vợ, nhưng không thành công. Đến tháng 9, anh Xue vẫn tiếp tục kiên trì đệ đơn khiếu nại việc bị sa thải không công bằng ở tòa án địa phương nhưng mọi thủ tục đã bị bác bỏ.

Hiện tại, Xue đang cố gắng trang trải cuộc sống bằng cách nhận những công việc lặt vặt, bao gồm dạy kèm trẻ em địa phương. Anh nói rằng, khi Nuannuan lớn lên, anh sẽ nói cho con gái biết rằng bố mẹ đã cố gắng như thế nào để sinh cô bé ra đời.

(Nguồn: Sixthtone)

Theo Jia You

Helino

Trở lên trên