Cảm biến AI giúp giảm ùn tắc giao thông
Một cảm biến vừa được phát minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cho phép mặt đường bê tông có thể "nói chuyện" với các kỹ sư.
- 21-03-2023Tỉnh có GRDP bình quân cao nhất Việt Nam sẽ ra sao trong 100 năm nữa theo tưởng tượng của ChatGPT và AI?
- 21-03-2023Kỹ sư AI bật mí 3 cách để sử dụng ChatGPT hiệu quả nhất
- 21-03-2023Để chiến thắng cuộc đua AI, Trung Quốc đưa chương trình học về trí tuệ nhân tạo vào bậc tiểu học
Phát minh mới này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm hàng triệu USD cho việc sửa chữa cầu đường và giảm đáng kể tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Một cảm biến nhỏ gọn, sáng chế bởi các kỹ sư của trường Đại học Purdue. Thiết bị được gắn vĩnh viễn vào trong lớp bê tông, liên tục cung cấp dữ liệu đánh giá cường độ chịu tải của các tuyến đường bê tông trong nhiều năm.
GS. Luna Lu - Đại học Purdue, Mỹ cho biết: "Trước đây, chúng tôi không biết khi nào bê tông sẽ đạt cường độ cần thiết để chịu tải sau khi xây dựng. Bê tông có thể bị hỏng sớm, dẫn đến việc phải sửa chữa thường xuyên".
Trước đây, để đo được cường độ bê tông, các kỹ sư tốn nhiều thời gian để lấy mẫu kiểm tra tại phòng thí nghiệm. Với thiết bị mới này, các dữ liệu được kết nối trực tiếp, nhanh chóng và được coi là bước đột phá nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình xây dựng, sửa chữa các tuyến đường.
Ông Yen-Fang Su - Trường Kỹ thuật Xây dựng Lyles, Mỹ: "Chúng tôi đo trực tiếp các tín hiệu điện thay vì các dữ liệu cơ học thông thường. Các phép đo được thực hiện trong 12 giờ, sau đó chúng tôi phân tích dữ liệu để có được cường độ nén của bê tông".
Tắc đường tại Mỹ do sửa chữa cơ sở hạ tầng ước tính gây lãng phí 4 triệu giờ và 3 triệu gallon xăng mỗi năm. Theo Bộ Giao thông Mỹ, mặt đường bê tông chiếm tới 20% hệ thống giao thông toàn liên bang. Đến nay, hàng chục bang tại Mỹ đang áp dụng sáng chế mới này.
VTV