Cắm hoa lay ơn ngày Tết mà không biết mẹo này thì đảm bảo hoa đổ gục, lại nhanh tàn
Tuy không phải “quốc hoa” nhưng mỗi dịp Tết đến xuân về, hầu như gia đình nào cũng có một lọ hoa lay ơn (dơn) để trưng trong nhà.
- 11-01-2025Cô gái 32 tuổi chi 18 triệu đồng để cải tạo căn hộ đi thuê 40m2 với quan điểm: "Nhà là của người khác, còn cuộc sống là của chúng ta!"
- 11-01-2025Đường tình duyên trái ngược của dàn MC xinh đẹp dẫn thời tiết VTV
- 11-01-2025Chưa đến Tết, phật thủ bonsai độc lạ đã 'cháy' hàng
Là loài hoa thảo mộc có thân dài như kiếm nhỏ, hoa lay ơn (dơn) nở dọc thân cây. Hoa có mùi hương thơm nhẹ. Hoa được xếp lớp từ những bông hoa hình phễu xếp từ lớn tới nhỏ. Hoa lay ơn là loài lưỡng tính, trên thân xếp cùng một chiều, có hai lá bắc màu xanh, dai, mọc đối diện nhau. Đài và cánh hoa lay ơn có vẻ ngoài giống nhau, hợp nhất tạo thành cấu trúc hình ống và được gọi chung là lá đài.
Hoa lay ơn ở Việt Nam có rất nhiều màu nhờ vào khả năng lai tạo của nhà vườn, nhưng phổ biến nhất vẫn là hoa hồng nhạt, đỏ, trắng và vàng nghệ. Hoa cũng có nhiều ý nghĩa ẩn ý tùy thuộc vào màu sắc.
Không chỉ góp phần tô điểm cho căn nhà, hoa lay ơn còn có rất nhiều ý nghĩa tâm linh, phong thủy tốt đẹp, phù hợp với văn hóa của người Việt.
Trong phong thủy, hoa lay ơn được gọi là lan kiếm và có tác dụng trừ tà, xua đuổi điềm xấu xa, mang đến may mắn cùng điềm lành cho gia chủ.
Tuy nhiên, cắm hoa lay ơn tưởng dễ mà không dễ, bởi nếu không biết cách thì không những khó cắm mà hoa còn nhanh héo.
Lưu ý khi cắm hoa lay ơn
Trước tiên, khi mua hoa về, cần cắt sạch phần củ ở gốc. Bạn có thể cắt bằng gốc hoa so với cắt chéo 1 góc 45 độ như nhiều loài hoa khác vì hoa lay ơn rất dễ cắm.
Tiếp theo, hãy tiến hành vê nhẹ đầu ngón tay vào thân rồi tách lá nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ quanh thân hoa. Như vậy, gốc bông lay ơn sau khi tách lá sẽ sạch sẽ, không lem nhem. Ngoài ra, việc vê lá nhằm giữ những chiếc lá lành để gài vào miệng bình cho bình hoa mềm mại, giữ cho thân hoa không tổn thương và thối thân vì những chiếc thân hoa nham nhở phần lá gãy dở. Vậy nên, hãy giữ lại những chiếc lá này nhé!
Để có bình hoa lay ơn đẹp, việc khó nhất là xác định được mặt trái và mặt phải của hoa. Cành lay ơn dài ngắn không quan trọng, quan trọng là chỗ bạn định cắm có to rộng hay không và bình bạn chọn như thế nào. Việc để hoa quá dài sẽ dễ gãy thân, bởi thân lay ơn xốp và yếu, bông lại dày và nặng. Cắt vừa đủ để những bông hoa nở ngoài miệng bình là được.
Khi chọn bình cắm hoa lay ơn nên chọn bình miệng rộng.
Hoa lay ơn thích hợp nhất để cắm nhất trong điều kiện hút ít nước. Theo đó, tốt nhất là thân nên ngập khoảng 10cm là đủ, ngập nhiều nước quá hoa sẽ bị gục đầu, gãy nhanh.
Bạn cũng có thể cắm phối hợp lay ơn với các loài hoa dân dã khác như thược dược, violet,... để tạo ra một bình hoa rực rỡ sắc màu.
Khi cắm xong bạn nên bày ở nơi có ánh sáng vừa phải và thoáng khí. Nên thay nước mỗi ngày bởi hoa lay ơn rất nhanh bị mềm gốc. Khi thay nước nên rửa lại gốc hoa để giữ hoa được lâu hơn.
Trên đây là bí quyết "mật" cắm hoa lay ơn đẹp và đơn giản nhất không phải ai cũng nói cho bạn biết mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng với hướng dẫn ở trên sẽ giúp bạn tự tay cắm được những bình hoa lay ơn đẹp nhất để trang trí trong căn nhà của mình nhé!
Phụ nữ số