Cam kết mỗi ngày chỉ tiêu tối đa 200 nghìn đồng, người phụ nữ đã đạt được mục tiêu tiết kiệm "không thể ngờ!"
Đây là cách làm vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể học hỏi và áp dụng.
- 21-11-2024"Có phải càng tiết kiệm, bạn càng trở nên keo kiệt?" - trải lòng của người phụ nữ trung niên đã tiết kiệm 6 năm!
- 20-11-2024Người phụ nữ trung niên bỗng nhiên nổi tiếng nhờ cách tiết kiệm vật dụng trong nhà rất đặc biệt
- 20-11-2024Vắt kiệt sức VĐV Olympic mới nướng được một lát bánh mì: video ngắn sẽ khiến bạn nghĩ lại về việc tiết kiệm điện
Chỉ cần thực hiện một vài điều chỉnh nhỏ trong thói quen hàng ngày, chúng ta có thể kiểm soát được tài chính, tiết kiệm được tiền mà không cảm thấy quá khó khăn hay áp lực.
Có lẽ đó cũng chính là tư duy mà một thành viên ẩn danh (tạm gọi chị C) trong một group về chi tiêu đã áp dụng. Chỉ từ sự điều chỉnh này, chị C đã tiết kiệm được một số tiền mỗi tháng và tự nhận thấy rằng hoá ra trước đó, bản thân đã chi tiêu hoang phí như thế nào.
Dưới đây là nội dung chia sẻ của chị C:
" Lương hai vợ chồng mình được hơn 40 triệu nên mình cũng không đặt áp lực vén quá, lên nhóm thấy các chị em tính toán chi li giỏi thật. Mấy tháng ghi chép chi tiêu mình thấy có 1 mẹo này áp dụng có thể tiết kiệm được, chị em thử xem nhé!
Trước đây mình tiêu khá thoải mái, không cố định mỗi tháng chi bao nhiêu. Tiền chợ, điện nước, mạng chồng mình chi (vì sáng toàn chồng mình dậy sớm đi chợ, nhà mình con nhỏ). Tháng chồng đưa mình 10 triệu (lương chồng mình 20 triệu). Còn lương mình chi tiền sữa, sữa chua, hoa quả, quần áo, tiền học cho con, hiếu hỉ… Nói chung cũng hết tầm 10 triệu hoặc hơn 10 triệu 1 tháng.
Giờ mình tự quy định mỗi ngày chỉ được chi tối đa 200 nghìn mua sữa, sữa chua, hoa quả, đồ gia dụng (mắm muối, gạo, dầu gội….), ngày nào tiêu quá thì hôm sau tiêu ít bù lại. Ví dụ, hôm nay mình mua gạo hết 180.000 thì sẽ không mua linh tinh gì nữa, mai mua sữa hết 400.000 đồng thì coi như đã chi tiêu cho cả 2 ngày. Tiền hiếu hỉ và tiền học cho con tính riêng nhé! Thế là cứ mỗi lần định mua linh tinh gì (đồ ăn vặt, trà sữa, quần áo…) mình lại ngó sổ chi tiêu thấy không còn là lại thôi, hoặc có mua thì cũng chỉ mua trong cữ đó.
Tháng rồi thay vì hết hơn chục triệu mình hết có 9 triệu thôi. Mỗi tháng cũng tiết kiệm được 1,2 triệu rồi, thế mới thấy trước mình tiêu hoang thật".
Dưới lời chia sẻ của chị C, nhiều thành viên bày tỏ sự ủng hộ cho cách làm này và thậm chí bổ sung thêm một số bí quyết giúp tiết kiệm "năng suất" hơn nữa mà không quá gây áp lực.
Đáng chú ý có những bình luận sau:
Mình cũng thuộc tuýt người không hay tính toán chi tiêu nên đang áp dụng cách nhận lương xong trích tiền mua vàng luôn, còn lại thì tiêu. Vàng mua rồi ngại bán nên cũng ngại động vào, lâu lâu nhìn lại thấy cũng ổn. Phải công nhận chị em tính toán khéo thật, nhà em thì lương của em thì mua vàng + gửi tiết kiệm còn lại em tiêu tín dụng của chồng em cứ tiêu thôi đến kỳ sao kê chồng em thanh toán Nếu có khoảng 2 triệu – 3 triệu một tháng thì 2 tháng mua nửa chỉ. Nếu không giữ được tiền thì mượn tạm anh chị em tiền để đủ tiền mua vàng rồi tháng sau trả lại tiền mượn.
Từ câu chuyện của chị C, có thể thấy một công thức chung để dễ dàng kiểm soát chi tiêu gia đình và tiết kiệm đó là:
Xác định khoản chi tiêu cố định và chi tiêu linh hoạt: Quy định một mức chi tiêu tối đa mỗi ngày: Ghi chép chi tiêu và kiểm tra thường xuyên Tiết kiệm từ những khoản chi nhỏ Kiểm tra kết quả mỗi tháng
Trước đây, chị C tiêu tiền khá thoải mái mà không có kế hoạch chi tiêu cụ thể. Nhưng khi ghi chép lại các khoản chi, chị C nhận thấy việc không phân biệt giữa các khoản chi cố định và linh hoạt khiến mình dễ dàng tiêu xài vượt mức mà không nhận ra. Vì vậy, bước đầu tiên là phân loại rõ ràng các khoản chi:
Khoản chi cố định: Tiền học cho con, tiền hiếu hỉ, chi phí sinh hoạt gia đình
Khoản chi linh hoạt: Sữa, sữa chua, hoa quả, đồ gia dụng (gạo, dầu gội, mắm muối…) và các chi tiêu khác.
Với trường hợp chị C, chị đã áp dụng mức chi tối đa một ngày là 200.000 VNĐ cho các khoản linh hoạt, nếu vượt mức quy định trong ngày thì hôm sau sẽ phải chi bớt đi để bù vào phần vượt mức.
Một mẹo rất đơn giản nhưng lại hiệu quả là ghi chép chi tiêu hàng ngày. Chị C luôn mang theo sổ chi tiêu và ghi lại mỗi lần mua sắm, từ những món đồ nhỏ nhất như mắm muối cho đến các khoản chi lớn hơn như sữa, hoa quả. Việc này giúp chị C kiểm soát được tình hình tài chính và tránh việc tiêu hoang phí.
Việc tiết kiệm không chỉ đến từ những quyết định lớn mà còn từ những khoản chi nhỏ. Thực tế, những chi tiêu không cần thiết như ăn vặt, trà sữa, hay mua sắm linh tinh có thể tích lũy thành một khoản tiền khá lớn. Chính vì vậy, chị C đã thay đổi thói quen mua sắm theo cảm hứng. Mỗi lần nhìn thấy đồ đạc không cần thiết, chị lại nhớ đến mục tiêu tiết kiệm và suy nghĩ kỹ trước khi mua.
Sau khi áp dụng các mẹo trên, chi C nhận thấy chi tiêu mỗi tháng của mình giảm đi rõ rệt. Thay vì chi tiêu hơn chục triệu như trước, số tiền tiêu trong tháng giờ đây chỉ còn 9 triệu, chị C đã tiết kiệm được khoảng 1-2 triệu đồng mỗi tháng.
Rõ ràng đây là một kết quả rất đáng khích lệ đồng thời giúp chị C nhìn nhận lại thói quen chi tiêu "phóng khoáng" trước kia của mình. Việc tiết kiệm tiền bạc trong chi tiêu gia đình không hề khó khăn nếu bạn áp dụng những cách quản lý tài chính hợp lý và có kế hoạch đồng thời đừng e ngại việc thực hiện những thay đổi nhỏ bởi lẽ, bạn sẽ có thể bất ngờ với kết quả khi nhận được.
Thanh niên Việt