Cầm tờ giấy trắng quỳ trước tượng Phật, đến lúc chịu không nổi, chàng trai mới nhận ra sai lầm kinh điển nhiều người đang mắc
Chỉ với 1 tờ giấy trắng và 1 yêu cầu đơn giản, người thầy đã chỉ ra cho học trò của mình thấy sai lầm lớn mà anh ta đang mắc phải.
- 11-08-2020Chia sẻ bí quyết dạy con, parent coach Linh Phan: Mẹ hạnh phúc, con mới hạnh phúc
- 11-08-2020Nhìn rõ lòng người là kỹ năng cực quan trọng, biết người biết mình thì vạn sự tự hanh thông: Chỉ cần chú ý 8 điều nhỏ này
- 11-08-2020Một công ty chuẩn bị phát hành chứng khoán niêm yết, 5000 nhân viên bỗng nhiên giàu có sau một đêm: Có 4 kiểu người sẽ càng ngày càng đáng tiền
Nếu như quá nặng, tại sao lại không bỏ xuống?
Có một người học trò đi gặp thầy của anh ta. Người thầy hỏi anh ta: "Dạo này con thế nào?" Anh ta nói: "Lòng con luôn vô cùng nặng nề."
Sau đó người học trò bắt đầu kể khổ, kể rằng anh ta không thích thứ gì, không thoải mái với việc gì. Nửa tiếng trôi qua, người thầy không nói lời nào, luôn lắng nghe trong yên lặng.
Đợi tới khi anh ta sắp kể hết, người thầy nói: "Được rồi, đừng nói thêm nữa. Thầy đi ra ngoài một chuyến đã, đợi thầy về rồi chúng ta sẽ nói tiếp." Sau đó ông cầm một tờ giấy trắng, để học trò cầm lấy quỳ trước tượng Phật. Thật ra người thầy này không có việc gì khác mà chỉ đi nghỉ ngơi.
Vậy là người học trò nghe lời cầm tờ giấy trắng mỏng quỳ trước tượng Phật. Mười phút trôi qua, anh ta cảm thấy mình sắp không chịu nổi nữa; hai mươi phút trôi qua, anh ta cảm thất mình rất vất vả; ba mươi phút trôi qua, lúc này anh ta cảm thấy tờ giấy trắng đã không còn là một tờ giấy trắng, mà trở thành hàng ngàn hàng vạn tờ giấy trắng, nặng tựa ngàn cân.
Lúc này người thầy xuất hiện, hiền từ hỏi anh ta: "Con cảm thấy thế nào?"
Anh ta nói: "Thầy ơi, tờ giấy này sao lại nặng như thế? Con sắp ngất mất rồi."
Người thầy nói: "Nếu như nó quá nặng, tại sao con không bỏ nó xuống? Thật ra một tờ giấy rất nhẹ, nhưng nếu như con cứ không chịu bỏ nó xuống, nó sẽ trở nên rất nặng nề."
Lời bình
Suy nghĩ của chúng ta tuy vô hình vô dạng, cũng không có trọng lượng, nhưng nếu bạn cứ cố chấp với nó và không biết buông bỏ, nó sẽ giống như tờ giấy kia, trở nên ngày càng nặng nề.
Người học trò cầm tờ giấy là bởi vì người thầy yêu cầu anh ta làm như vậy để cảm nhận, so sánh sự khác biệt, để từ đó ngộ ra đạo lý.
Với chúng ta cũng vậy, chẳng có ai bắt ta phải giữ sự cố chấp, chẳng có ai không cho ta buông bỏ những điều khiến ta khó chịu. Vậy thì tại sao ta lại không buông bỏ để cho bản thân cảm thấy dễ chịu, nhẹ nhõm hơn?
Thiên đường và địa ngục nằm ngay trong suy nghĩ của con người
Một vị sư già ngồi ở bên đường, đôi mắt nhắm chặt, đôi chân khoanh lại, hai tay đan chéo nắm lại dưới vạt áo, lặng im suy nghĩ.
Bỗng nhiên, mạch suy nghĩ của ông bị cắt ngang. Điều làm phiền ông là giọng nói khàn khàn và khẩn khoản của một võ sĩ: "Thưa sư thầy, sư thầy hãy cho tôi biết thế nào là thiên đường, thế nào là địa ngục?"
Vị sư già không hề phản ứng, cứ như thể không nghe thấy bất cứ điều gì. Nhưng ông từ từ mở đôi mắt ra, khóe miệng hiện lên một nụ cười mỉm. Người võ sĩ đứng ở bên cạnh, nóng lòng sốt ruột như thế kiến trên chảo lửa.
"Anh muốn biết bí mật của thiên đường và địa ngục ư?" Vị sư già nói, "Anh là loại người thô tục, tay chân dính đầy bùn bẩn, đầu tóc rối bời, râu ria bẩn thỉu.
Trên kiếm gỉ sét loang lổ, nhìn đã biết là không giữ gìn đàng hoàng. Người xấu xí như anh, mẹ anh cho anh ăn mặc như một tên hề, anh lại còn đến hỏi tôi bí mật của thiên đường và địa ngục sao? "
Người võ sĩ hằn học chửi một câu, sau đó rút kiếm ra cái "soạt", giơ lên trên đầu vị sư già. Mặt anh ta đỏ bừng, gân xanh trên cổ nổi rõ, định bụng chém vị sư già.
Khi kiếm sắc sắp chém xuống, vị sư già bỗng nhẹ nhàng nói rằng: "Đây chính là địa ngục."
Trong phút chốc, người võ sĩ vô cùng sửng sốt, cung kính nể phục, vô cùng cảm thông và kính trọng vị sư già trước mặt đã dám lấy tính mạng ra để chỉ bảo anh ta.
Kiếm của anh ta dừng giữa chừng, trong mắt chan chứa sự cảm kích và nước mắt.
"Đây chính là thiên đường." Vị sư già nói.
Lời bình
Thiên đường hay địa ngục, thiện hay ác đều nằm ngay trong suy nghĩ của chúng ta. Mọi ý ác, lời ác, việc ác đều là địa ngục đối với bản thân và người khác.
Ngược lại, mọi ý thiện, lời thiện, việc thiện đều là thiên đường đối với bản thân mình và người khác. Nếu như ai ai cũng đều có thể bỏ ác theo thiện, vậy thì dù là địa ngục cũng có thể trở thành thiên đường.
Trí thức trẻ